BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2018-2019

 


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁNH HÒA – 2019

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

 

 


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ  KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký

01

Đinh Thị Nhật Trinh

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

 

02

Nguyễn Diệu Minh Phương

Phó hiệu trưởng

Phó Chủ tịch hội đồng

 

03

Phạm Thị Ngọc Trâm

Phó hiệu trưởng

Phó Chủ tịch hội đồng

 

04

Ngô Thị Thúy Vân

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Nhà trẻ

Thành viên - Thư ký

 

05

Lê Thị Ngọc

Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 3-4 tuổi

Thành viên

 

06

Lê Hồ Uyên Trang

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thành viên

 

07

Trương Thị Hòa

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 5-6 tuổi

Thành viên

 

08

Nguyễn Thị Như Thục

Tổ trưởng tổ Văn phòng

Thành viên

 

09

Nguyễn Thị Yến

Bí thư Đoàn TNCSHCM- Giáo viên

Thành viên

 

10

Trần Thị Thúy Hảo

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 5-6 tuổi

Thành viên

 

11

Lương Thị Hồng Thủy

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 4-5 tuổi

Thành viên

 

12

Hồ Thiên Hương

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 3-4 tuổi

Thành viên

 

13

Phan Thị Cương

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên Nhà trẻ

Thành viên

 

14

Trần Thị Lam Thúy Phương

Giáo viên

Thành viên

 

15

Đinh Thị Nhật Mão

Giáo viên

Thành viên

 

16

Nguyễn Thị Sửu

Giáo viên

Thành viên

 

17

Lê Thị Nhung

Giáo viên

Thành viên

 

18

Hoàng Thị Hường

Giáo viên

Thành viên

 

19

Phan Thị oanh

Giáo viên

Thành viên

 

 

KHÁNH HÒA - 2019

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

Mục lục

1

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

04

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

07

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

14

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

14

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

15

I. Tự đánh giá Mức 1, Mức 2 và Mức 3

15

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

15

  Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

15

  Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

17

  Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

18

  Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

20

  Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

23

  Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

24

  Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên

27

  Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

28

  Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

30

  Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

32

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

35

  Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

35

  Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

37

  Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

40

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

42

  Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

43

  Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

45

  Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

48

  Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

50

  Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

52

  Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

55

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

58

  Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

58

  Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

60

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

62

  Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

63

  Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

65

  Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

67

  Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

70

II. Tự đánh giá Mức 4          

72

  Tiêu chí 1

72

  Tiêu chí 2

73

  Tiêu chí 3

75

  Tiêu chí 4

76

  Tiêu chí 5

77

  Tiêu chí 6

79

III. KẾT LUẬN CHUNG

81

Phần III. PHỤ LỤC

83

 

 

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 

          1. Kết quả đánh giá: Đánh dấu (×) vào ô kết quả tương ứng Đạt hoặc Không đạt

          1.1. Đánh giá tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3

 

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

 

 

 

 

Tiêu chí 1.1

 

x

x

x

Tiêu chí 1.2

 

x

x

 

Tiêu chí 1.3

 

x

x

x

Tiêu chí 1.4

 

x

x

x

Tiêu chí 1.5

 

x

x

x

Tiêu chí 1.6

 

x

x

x

Tiêu chí 1.7

 

x

x

 

Tiêu chí 1.8

 

x

x

 

Tiêu chí 1.9

 

x

x

 

Tiêu chí 1.10

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 2

 

 

 

 

Tiêu chí 2.1

 

x

x

x

Tiêu chí 2.2

 

x

x

x

Tiêu chí 2.3

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

 

 

 

 

Tiêu chí 3.1

 

x

x

x

Tiêu chí 3.2

 

x

x

x

Tiêu chí 3.3

 

x

x

x

Tiêu chí 3.4

 

x

x

x

Tiêu chí 3.5

 

x

x

x

Tiêu chí 3.6

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 4

 

 

 

 

Tiêu chí 4.1

 

x

x

x

Tiêu chí 4.2

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 5

 

 

 

 

Tiêu chí 5.1

 

x

x

x

Tiêu chí 5.2

 

x

x

x

Tiêu chí 5.3

 

x

x

x

Tiêu chí 5.4

 

x

x

x

 

 

          Kết quả: Đạt Mức 3

          1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Tiêu chí

 

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

1

 

x

 

2

x

 

 

3

x

 

 

4

 

x

 

5

x

 

 

6

x

 

 

          Kết quả: Không đạt

          2. Kết luận: Trường đạt Mức 3

 


Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

          Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

          Tên trước đây: NHÀ TRẺ HƯƠNG SEN

          Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang

 

Tỉnh

Khánh Hòa

 

Hiệu trưởng

Đinh Thị Nhật Trinh

Thành phố

Nha Trang

 

Điện thoại

02583.523875-02583.527247

Phường

Lộc Thọ

 

Fax

 

Đạt Chuẩn quốc gia

Mức 2

 

Website

http://mnhsen­nt.khanhhoa.edu.vn

Năm thành lập trường

Quyết định số 1534-UB/TC ngày 04/05/1982 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh

 

Số điểm trường

01

Công lập

x

 

Loại hình khác

 

Tư thục

 

 

Thuộc vùng khó khăn

 

Trường liên kết nước ngoài

 

 

Thuộc vùng đặc biệt kkhăn

 

 

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số nhóm, lớp

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

0

0

0

0

0

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

45

51

50

49

53

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

67

75

57

56

56

Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi

105

125

124

97

113

Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

79

129

149

135

124

Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

119

70

116

152

130

Cộng

415

450

496

489

476

 

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

I

Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

II

Khối phòng phục vụ học tập

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

III

Khối phòng hành chính quản trị

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

IV

Khối phòng tổ chức ăn

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

-         Đại học sư phạm mầm non      : 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %);

-         Cao đẳng sư phạm mầm non    : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %);

-         Trung cấp sư phạm mầm non   : 02/34 (Chiếm tỉ lệ 5,9 %).

a)     Số liệu tại thời điểm TĐG: (tháng 04/2019)

 

 

Tổng số

Nữ

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Hiệu trưởng

01

01

 

0

0

01

 

Phó hiệu trưởng

02

02

 

0

0

02

 

Giáo viên

34

34

01 dân tộc Tày

02

09

23

 

Nhân viên

16

13

 

01

0

01

 

Cộng

53

50

01 dân tộc Tày

03

09

27

 

 

b) Số liệu của 5 năm gần đây:

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

1

Tổng số giáo viên

30

32

32

32

34

2

Tỷ lệ giáo viên/lớp

02

2,13

2,13

2,13

2,13

3

Tỷ lệ giáo viên/trẻ em

7,2

7,1

6,4

6,5

6,7

4

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên

0

05

0

05

0

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên

02

0

0

0

03

6

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên

30/30

100%

30/30

100%

28/28

100%

25/25

100%

 

4. Trẻ em

a) Số liệu chung

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

1

Tổng số trẻ em

415

450

496

489

476

 

    - Nữ

209

209

230

245

237

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

0

0

0

0

0

 

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

45

51

50

49

53

 

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

67

75

57

56

56

 

Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi

105

125

124

97

113

 

Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

79

129

149

135

124

 

Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

119

70

116

152

130

 

2

Tổng số tuyển mới

84

195

111

102

137

 

3

Học 2 buổi/ngày

415

450

496

489

476

 

4

Bán trú

415

450

496

489

476

 

5

Nội trú

0

0

0

0

0

 

6

Bình quân số trẻ em / lớp học

27,7

30

33

32,6

29,8

 

7

Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi

415

450

496

489

476

 

    - Nữ

209

209

230

245

237

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

8

Tổng số trẻ em thuộc đối tượng chính sách

0

0

0

0

0

 

    - Nữ

0

0

0

0

0

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

9

Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

0

0

0

0

0

 

10

Tổng số trẻ suy dinh dưỡng cuối năm

4

6

12

13

9

 

    - Thể nhẹ cân

3

2

7

3

3

 

    - Thể thấp còi

4

4

7

12

9

 

11

Tổng số trẻ khuyết tật

0

0

0

0

0

 

    - Số trẻ học hòa nhập

0

0

0

0

0

 

    - Số trẻ học hòa nhập được can thiệp sớm

0

0

0

0

0

 

12

Tổng số trẻ được làm quen tiếng Anh

0

138

199

223

214

 

13

Tổng số trẻ được học tăng cường tiếng Việt

0

0

0

0

0

 

 

b) Công tác phổ cập giáo dục mầm non và kết quả giáo dục

 

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

1

Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ huy động trẻ em lứa tuổi mầm non tới trường

 

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non

100%

100%

100%

100%

100%

 

 

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trường Mầm non Hương Sen là trường mầm non công lập, đựợc tổ chức Unicef thiết kế, xây dựng và thành lập từ năm 1982. Tên gọi trước đây là Nhà trẻ Hương Sen, năm 1991 được đổi tên là Trường Mầm non Hương Sen. Từ năm 1987 đến 1991 trường trực thuộc Sở GDĐT Khánh Hoà; năm 1992 đến 2002 trực thuộc phòng GDĐT Nha Trang; năm 2002 đến tháng 9/2012 trực thuộc Sở GDĐT Khánh Hoà; tháng 9/2012 đến nay trường trực thuộc Phòng GDĐT Nha Trang, là 1 trong 2 trường Mầm non đầu tiên trong tỉnh đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2005, đạt mức độ II năm 2009, 2014.

Tọa lạc tại số 03 Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, trường Mầm non Hương Sen có diện tích đất sử dụng là 5.690m2, các công trình xây dựng gồm: khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khối phòng tổ chức ăn được xây dựng kiên cố với 01 tầng trệt và 01 tầng lầu; diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ.

Nhà trường có chi bộ độc lập gồm 16 Đảng viên, trực thuộc Đảng Bộ phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang;

Công đoàn cơ sở gồm 52 đoàn viên Công đoàn, trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang;

Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn phường Lộc Thọ thành phố Nha Trang.

Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường là là 52 người, trong đó: Cán bộ quản lý 3 người, giáo viên 34 người, nhân viên 16 người.

Nhiệm vụ của nhà trường là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 476 trẻ từ 1,5 đến 6 tuổi. Với 16 nhóm lớp, trong đó có 04 nhóm nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo. Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Nhà trường đã tổ chức triển khai công tác tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 141/QĐ- MNHS ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Trường mầm non Hương Sen. Hội đồng gồm có 19 thành viên thực hiện công tác tự đánh giá các tiêu chí mức 1,2,3 và mức 4 trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, xác định điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

B.  TỰ ĐÁNH GIÁ

I.  TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Trường Mầm non Hương Sen có cơ cấu tổ chức và quản lý nhà trường theo đúng quy định. Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường đã xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phê duyệt; Nhà trường đã có Hội đồng trường và các hội đồng khác để điều hành hoạt độn của nhà trường.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, điều hành của chính quyền cùng sự phối kết hợp chặt chẽ của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện toàn trường có 16 nhóm, lớp gồm 04 nhóm Nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo với 476 trẻ, được học bán trú tại trường 100%. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm, lớp, quản lý hành chính, tài chính và tài sản, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên, quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

          Mức 1:

a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.

          Mức 2:

          Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

          Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.

 

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường rõ ràng, định hướng được sự phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020 [H1-1-01-01]; phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường [H1-1-01-05], [H1-1-01-06], [H1-1-01-07], [H1-1-01-08].

b) Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn từ 2015 đến 2020 được Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phê duyệt theo quy định [H1-1-01-01].

c) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được công bố rộng rãi dưới hình thức niêm yết tại trường hoặc trên website của trường [H1-1-01-09]; Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang [H1-1-01-10].

Mức 2:

Nhà trường có đưa ra các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm và hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân [H1-1-01-02], [H1-1-01-12], [H1-1-01-13], [H1-1-01-14].

Mức 3:

Cuối mỗi học kỳ và cuối năm, nhà trường có sự rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển [H1-1-01-03], [H1-1-01-04]. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ trẻ [H1-1-01-11], [H1-1-01-15].

2. Điểm mạnh:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020 và các nguồn lực của nhà trường được phòng GDĐT Nha Trang phê duyệt, được công khai theo quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung;

- Có các giải pháp giám sát và sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong quá trình tổ chức và thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

3. Điểm yếu:

Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên rà soát và điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với từng năm học, điều kiện của nhà trường và địa phương;

- Huy động tối đa sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức và thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

       5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Mức 1:

a) Được thành lập theo quy định;

b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Hội đồng trường được thành lập theo quyết định của phòng GDĐT Nha Trang [H1-1-02-01] các hội đồng khác được nhà trường thành lập gồm: hội đồng thi đua khen thưởng [H1-1-02-04] và các hội đồng tư vấn khác như: hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm [H1-1-02-05], hội đồng xét nâng lương  [H1-1-02-06], hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi [H1-1-02-07], hội đồng tuyển sinh [H1-1-02-08].

b) Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định [H1-1-02-02], [H1-1-02-03], [H1-1-02-09], [H1-1-02-10], [H1-1-02-11], [H1-1-02-12], [H1-1-02-13].

c) Hoạt động của hội đồng trường và các hội đồng khác được rà soát, đánh giá định kỳ theo quý, học kỳ, năm học [H1-1-02-02], [H1-1-02-03], [H1-1-02-09], [H1-1-02-10], [H1-1-02-11], [H1-1-02-12], [H1-1-02-13].

Mức 2:

Hoạt động của Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng xét nâng lương, hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, hội đồng tuyển sinh hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường được các cấp quản lý công nhận, cụ thể năm học 2017-2018, nhà trường được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là đơn vị xuất sắc của bậc học mầm non tỉnh Khánh Hòa [H1-1-02-14].

2. Điểm mạnh:

- Có đầy đủ Hội đồng trường và các  hội đồng khác theo quy định; các hội đồng thực hiện đầy đủ các quy chế, kế hoạch đề ra;

- Nhà trường thường xuyên cập nhật, triển khai các nội dung theo hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang và các cấp quản lý góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

3. Điểm yếu:

 Nhà trường chưa phổ biến rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định và công nhận vào thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hoạt động của Hội đồng trường còn mang tính hình thức.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên duy trì hiệu quả hoạt động của các hội đồng tư vấn nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường;

- Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng trường nhằm nâng cao hiệu quả của Hội đồng trường;

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, áp dụng rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định vào thực tế công tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường.

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

          Mức 1:

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định.

b) Hoạt động theo quy định.

c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

          Mức 2:

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

Mức 3:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) CĐCS trường Mầm non Hương Sen được thành lập hiện trực thuộc LĐLĐ thành phố Nha Trang [H1-1-03-01]; Chi đoàn TNCS được thành lập từ năm 2015 hiện trực thuộc Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang [H1-1-03-02];

b) CĐCS hoạt động theo phương hướng được thông qua Đại hội Công đoàn [H1-1-03-03], quy chế phối hợp với Chính quyền [H1-1-03-04] và chương trình hoạt động của Đoàn TNCSHCM  [H1-1-03-05] nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

c) Hằng năm, các hoạt động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM được rà soát, đánh giá kết quả hoạt động [H1-1-03-06], [H1-1-03-11]

Mức 2:

a) Nhà trường có Chi bộ độc lập trực thuộc Đảng bộ phường Lộc Thọ, có Chi ủy và 16 đảng viên, trong đó có 14 đảng viên chính thức và 02 đảng viên dự bị [H1-1-03-07] chi bộ hoạt động theo quy chế làm việc [H1-1-03-08] và phương hướng đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020 [H1-1-03-09]; từ năm 2014 đến 2018 Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên [H1-1-03-10]

b) CĐCS và Đoàn TNCSHCM có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường [H1-1-03-06], [H1-1-03-11], [H1-1-03-12], [H1-1-03-13].

Mức 3:

a) Từ năm 2014 đến 2018 Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H1-1-03-10];

b) CĐCS và Đoàn TNCSHCM có đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt các phong trào thi đua, phối hợp cùng nhà trường tổ chức và tham gia tốt các hội thi, giao lưu do các cấp quản lý tổ chức và động viên tập thể cán bộ, đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động vì cộng đồng [H1-1-03-06], [H1-1-03-11], [H1-1-03-12], [H1-1-03-13].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có Chi bộ độc lập với số đảng viên chiếm 30,8% cán bộ giáo viên nhân viên; 05 năm liền Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Công đoàn cơ sở đã phối hợp tốt với nhà trường trong các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.

3. Điểm yếu:

Hoạt động phong trào của Đoàn TNCSHCM chưa phong phú về hình thức và hiệu quả đạt được chưa cao;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ nhằm lãnh đạo nhà trường, CĐCS và Đoàn TNCSHCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện tốt công tác phối hợp, phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình hành động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM;

- Tăng cường các hoạt động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM nhằm đóng góp hiệu quả cho cộng đồng như: tiếp tục thực hiện phong trào trường giúp trường, hành trang cho bé đến trường, các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào, hội thi do các cấp quản lý có thẩm quyền tổ chức.

-  Nhà trường hỗ trợ và tạo điều kiện cho Chi đoàn TNCSHCM tổ chức các hoạt động, phong trào đoàn phong phú về hình thức và đạt hiệu quả cao.

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

          Mức 1:

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

          Mức 2:

a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh.

          Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a)     Nhà trường có hiệu trưởng và đủ 2 phó hiệu trưởng theo qui định tại Điều lệ trường mầm non [H1-1-04-01].

b)Toàn trường có 05 tổ chuyên môn gồm: 01 tổ giáo viên nhà trẻ 19 - 36 tháng, 01 tổ giáo viên mẫu giáo 3-4 tuổi, 01 tổ giáo viên 4-5 tuổi, 01 tổ giáo viên 5-6 tuổi, 01 tổ nấu ăn và 01 tổ văn phòng được thành lập theo quy định từ đầu năm học; tổ văn phòng gồm nhân viên làm công tác y tế trường học, kế toán, bảo vệ và phục vụ. Mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó [H1-1-04-02].

c) Hằng năm, tổ chuyên môn xây kế hoạch hoạt động và thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ văn phòng thực hiện các hoạt động của nhà trường về chăm sóc, dinh dưỡng; giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ; thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên [H1-1-04-03].

Mức 2:

a) Hằng năm, mỗi tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được 01-02 chuyên đề về các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [H1-1-04-04].

b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh theo tháng, học kỳ và cuối mỗi năm học [H1-1-04-05].

Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường được các cấp quản lý đánh giá cao [H1-1-01-04],             

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1-01-04], [H1-1-02-14].

2. Điểm mạnh:

- Các tổ chuyên môn được thành lập theo cùng nhiệm vụ chuyên môn được phân công như: tổ giáo viên dạy lứa tuổi nhà trẻ 19-36 tháng, giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi và 5-6 tuổi, tổ nấu ăn nên thuận tiện trong công tác tổ chức, thực hiện kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều có tổ trưởng và tổ phó nên đã chủ động trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động, thực hiện có hiệu quả các chuyên đề góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường được các cấp quản lý đánh giá cao.

3. Điểm yếu:

Do số lượng giáo viên hợp động có thời hạn chiếm 23,5 % tổng số giáo viên (08/34 giáo viên) vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ gặp một số khó khăn nhất định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

-Tăng cường công tác chỉ đạo của nhà trường nhằm chỉ đạo và hỗ trợ tốt nhất cho các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất; Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ trưởng và tổ phó trong việc lãnh đạo và điều hành các hoạt động của tổ theo kế hoạch.

- Từ tháng 05/2019 đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang được đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên thay thế cho 08 giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế giúp nhà trường có đội ngũ giáo viên ổn định;

- Tập trung công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt giáo viên mới được tuyển dụng hoặc thuyên chuyển công tác về trường (nếu có).

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

         Mức 1:

a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;

c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.

MỨC 2:

 Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.

          MỨC 3:

 Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường có 16 nhóm lớp, trong đó có 04 nhóm trẻ và 12 lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi cụ thể: 04 nhóm 25-36 tháng, 04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi [H1-1-05-01], [H1-1-05-04].

b)    100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày [H1-1-05-02].

a)     Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập  [H1-1-05-03].

Mức 2:

 Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và  [H1-1-05-03], [H1-1-05-04], cụ thể:

+ 04 nhóm 25-36 tháng, số trẻ không quá 25 trẻ/nhóm;

+ 12 lớp mẫu giáo, số trẻ không quá 31 trẻ/lớp (04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi).

          Mức 3:

Nhà trường có 16 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể: 04 nhóm 25-36 tháng, 04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi [H1-1-05-03], [H1-1-05-04].

2. Điểm mạnh:

- Có đủ các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non hiện hành;

- Nhà trường không có lớp ghép, cơ cấu nhóm, lớp đều (mỗi lứa tuổi có 04 nhóm/ lớp) nên thuận tiện cho việc ổn định trẻ tại các nhóm, lớp; Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

3. Điểm yếu:

Không đáng kể

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì cơ cấu nhóm, lớp (16 nhóm, lớp), tiếp nhận trẻ theo chỉ tiêu được giao và phân chia trẻ theo độ tuổi quy định;

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, duy trì sỉ số trẻ/nhóm, lớp theo chỉ tiêu được giao đến cuối năm;

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc không cho trẻ 5-6 tuổi nghỉ học để học trước chương trình lớp một.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

         Mức 1:

a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

          Mức 2:

a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

          Mức 3:

 Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có những loại hồ sơ theo quy định tại điều lệ trường mầm non như: Hồ sơ văn thư lưu trữ, quản lý trẻ em, quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý tài sản, hồ sơ công khai, quản lý bán trú [H1-1-06-01] [H1-1-06-02], [H1-1-06-03],  [H1-1-06-04], [H1-1-06-05], [H1-1-06-06], [H1-1-06-07],[H1-1-06-08].

b) Hằng năm nhà trường có lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán theo quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt và các quy định hiện hành; Quy chế chi tiêu nội bộ được cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành [H1-1-06-09]; thực hiện tốt việc thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định, nhà trường thực hiện việc công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo [H1-1-06-07]; định kỳ hằng tháng, quý nhà trường tự kiểm tra tài chính, hằng năm tự kiểm tra tài sản theo quy định [H1-1-06-05], [H1-1-06-06].

c) Việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản để phục vụ các hoạt động giáo dục đúng mục đích, đạt hiệu quả [H1-1-06-10], [H1-1-06-11].

          Mức 2:

          a) Nhà trường thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện và điều hành các hoạt động của trường, hiện tại nhà trường đã sử dụng các phần mềm quản lý như: Nutrikids, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản, để thực hiện việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường [H1-1-06-15].

          b) Trong 05 năm liên tiếp nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán [H1-1-06-10], [H1-1-06-11].

          Mức 3:

 Nhà trường có xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương [H1-1-06-12], [H1-1-06-13], [H1-1-06-14], cụ thể:

- Kinh phí huy động được từ nguồn khấu hao cơ sở vật chất của việc tổ chức học thứ bảy, làm quen Tiếng Anh thực hiện theo hàng tháng;

- Kinh phí huy động từ việc tổ chức nuôi và giữ trẻ trong dịp hè và các nguồn kinh phí cha mẹ trẻ tự nguyện ủng hộ để bổ sung cơ sở vật chất và các hoạt động của trẻ (Nguồn kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh) thực hiện theo học kỳ và hàng năm;

- Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, học phí hàng tháng.

          2. Điểm mạnh:

- Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định;

- Thực hiện đầy đủ các quy định về việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản, nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản;

- Có kế hoạch tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

          3. Điểm yếu:

          - Việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ văn thư chưa khoa học;

- Một số phần mềm quản lý bán trú, quản lý tài sản, phần mềm kế toán thường xuyên thay đổi, lỗi kết nối, lỗi dữ liệu nên không thuận tiện cho việc sử dụng, cập nhật.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định;

- Phân công cá nhân phụ trách và lưu trữ hồ sơ theo quy định, bố trí và sắp xếp lại phòng lưu trữ thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu hồ sơ;

- Tiếp tục huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao, hoạt động giám sát của ban Thanh tra nhân dân;

- Thực hiện tốt việc công khai theo quy định;

- Đề xuất với các công ty cung cấp phần mềm quản lý thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và hướng dẫn cho nhân viên, cán bộ quản lý sử dụng các phần mềm quản lý thuận tiện hơn.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên

         Mức 1:

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường.

c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

          Mức 2:

 Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

          a) Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng nghề nghiệp [H1-1-07-01];

          b) Hằng năm nhà trường có phân công nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, phù hợp với vị trí việc làm và năng lực, kinh nghiệm công tác giúp cho mỗi thành viên phát huy năng lực bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H1-1-07-02], [H1-1-07-03];

          c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, cụ thể: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được trang bị các điều kiện, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ được giao, được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định, được hưởng mọi quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản theo quy định [H1-1-07-04].

Mức 2:

Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể: tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hội thi do nhà trường và cấp trên tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chuyên môn, nhân diện điển hình tiên tiến ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ quản lý được cử tham gia ban hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh, thanh tra viên cấp thành phố, cấp tỉnh, được tham dự nhiều lớp tập huấn do các cấp quản lý giáo dục tổ chức  [H1-1-01-04], [H1-1-02-14], [H1-1-07-06], [H1-1-07-07].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường tạo nhiều cơ hội để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia phát huy khả năng của bản thân góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Cán bộ quản lý được tham gia Ban Hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh, thanh tra viên cấp tỉnh và thành phố nên thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn do các cấp quản lý triệu tập;

- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

3. Điểm yếu:

Số giáo viên hợp đồng chiếm 08/34 giáo viên ( 23,5%) nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang được tuyển dụng hay tiếp nhận giáo viên nhằm giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hiệu quả hơn;

- Phân công lao động hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phát huy khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: bắt đầu từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

         Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục của trường được xây dựng phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và kết quả mong đợi của từng độ tuổi được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và điều kiện thực tế địa phương, nhà trường [H1-1-08-01];

b) Nhà trường thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề và kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục hằng ngày cho các độ tuổi từ 19-36 tháng đến mẫu giáo 3-5 tuổi [H1-1-08-01], [H1-1-08-02];

          c) Kế hoạch giáo dục thường xuyên được nhà trường rà soát, đánh giá hằng ngày, sau mỗi chủ đề, có sự điều chỉnh  kịp thời phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường [H1-1-08-02], [H1-1-08-03].

          Mức 2:

Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả, cụ thể: thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường các hoạt động dự giờ, nhân diện điển hình trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức tốt các chuyên đề xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tối đa điều kiện sẳn có của trường nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được cơ quan quản lý đánh giá cao [H1-1-08-04], [H1-1-08-05].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, tháng/chủ đề, tuần và kế hoạch giáo dục hằng ngày phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và kết quả mong đợi của từng độ tuổi được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và điều kiện thực tế địa phương, nhà trường;

- Nhà trường thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

3. Điểm yếu:

Số giáo viên hợp đồng chiếm 08/34 giáo viên ( 23,5%) nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả;

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn giáo viên cách phát triển chương trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, cụ thể tập trung vào việc tận dụng điều kiện sẳn có, những sự kiện nổi bật diễn ra xung quanh liên quan đến trẻ và nhu cầu, hứng thú của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2019.

- Người thực hiện: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm bồi dưỡng cho 100% giáo viên trong tổ về những nội dung trên.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

         Mức 1:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

          Mức 2:

 Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) 100% Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua Hội nghị công chức viên chức hằng năm và qua các buổi họp hội đồng [H1-1-09-01],[H1-1-01-11];

          b) Trong năm học 2016-2017, nhà trường đã giải quyết 01 trường hợp phản ánh của cha mẹ học sinh về việc cháu nghỉ học vượt số ngày quy định, phụ huynh rút hồ sơ sau đó kêu cứu xét xin nhập học lại. Nhà trường đã giải quyết đúng đúng quy định và thõa đáng [H1-1-09-03].

          c) Hằng năm, nhà trường báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đúng quy định [H1-1-09-04].

          Mức 2:

          Nhà trường có nhiều biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ đảm bảo công khai, minh bạch như: Thường xuyên tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên trong cuộc họp Hội đồng; phổ biến, công khai các chủ trương, hoạt động của nhà trường; Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát các hoạt động của nhà trường; đại diện của Công đoàn và Chi đoàn đều tham gia vào các hội đồng xét nâng lương, khen thưởng, nhà trường thường xuyên tiếp thu ý kiến trực tiếp của cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh toàn trường nhằm thực hiện có hiệu quả những chủ trương, quy định và kế hoạch của nhà trường [H1-1-01-12], [H1-1-03-06], [H1-1-09-04].

2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tham gia giám sát và đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế của nhà trường;

          - Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát các hoạt động của nhà trường theo quy định.

3. Điểm yếu:

Một số giáo viên, nhân viên chưa mạnh dạn trong việc góp ý, xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục thực hiện đúng quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của nhà trường;

- Tăng cường hiệu quả giám sát của ban Thanh tra nhân dân trong các hoạt động của nhà trường;

- Nâng cao vai trò của lãnh đạo của Chi bộ trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường nhằm xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hợp tác, tạo điều kiện để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia ý kiến đóng góp cho các kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở;

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

         Mức 1:

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

          Mức 2:

 a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a)     Hằng năm, nhà trường có xây dựng các phương án:

- Đảm bảo an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường [H1-1-10-01], [H1-1-10-04];

- Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh; bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có đầy đủ hợp đồng cung cấp thực phẩm cho bếp ăn của trẻ [H1-1-10-02], [H1-1-10-05], [H1-1-10-06];

- Đảm bảo phương án an toàn phòng, chống cháy, nổ, phòng, chống thảm họa, thiên tai [H1-1-10-03].

          b) Nhà trường có hộp thư góp ý, đường dây nóng, thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong trường, về tình trạng bạo lực học đường [H1-1-10-08], [H1-1-10-07],  [H1-1-10-09]. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất nhằm đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Trong năm học 2018- 2019 nhà trường đã trường lắp đặt 09 camera quan sát cho các khu vực chung của trường góp phần đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong trường [H1-1-10-10], [H1-1-10-11].

c) Nhà trường có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [H1-1-10-09].

          Mức 2:

 a) Hằng năm, nhà trường phổ biến và hướng dẫn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện phương án: Đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực trong nhà trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh, phương án phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thảm họa, thiên tai trong nhà trường [H1-1-01-11], [H1-1-07-01]; hướng dẫn cho trẻ biết phòng và tránh xa những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm, cách phòng bệnh đơn giản, cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra phù hợp với lứa tuổi [H1-1-08-01], [H1-1-08-02]; .

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả [H1-1-10-01], [H1-1-10-02], [H1-1-10-03].

2. Điểm mạnh:

          - Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường không có tình trạng mất an ninh trật tự, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các điều kiện phòng chống cháy, nổ, không xảy ra dịch bệnh trong trường, hằng năm trường được  công nhận đạt đơn vị an ninh trật tự;

- Thường xuyên sửa chữa, cải tạo các khu vực chơi của trẻ và các điều kiện làm việc nên đã thực hiện tốt  công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

          3. Điểm yếu:

          - Có 02 nhân viên bảo vệ chưa được tập huấn công tác bảo vệ an ninh trật tự trường học;

          - Một số khu vực sân chơi của trẻ còn gồ ghề chưa đảm bảo an toàn cho trẻ do công trình xây dựng 02 lớp học phía sân sau.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhân viên về công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ....vào các đợt sinh hoạt chuyên đề; tạo điều kiện cho 02 nhân viên bảo vệ tham gia lớp tập huấn bảo vệ cơ quan đơn vị do công an tổ chức trong 2019;

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, thân thiện và không có tình trạng bạo lực học đường;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân trẻ;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động, nắm bắt và cùng với các cơ quan có liên quan xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháý nổ, thảm họa thiên tai đối với nhà trường;

- Lắp đặt thêm 06 camera ở các khu vực sân chơi của trẻ, tham mưu với UBND thành phố Nha Trang cải tạo lại sân chơi của trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Từ năm học 2014-2015 đến nay, công tác tổ chức và quản lý nhà trường có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020 và các nguồn lực của nhà trường;

- Nhà trường thường xuyên cập nhật, triển khai kế hoạch năm học theo hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang và các cấp quản lý; thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả;

- Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, các quy định về việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản;

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nhà trường không có tình trạng mất an ninh trật tự, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các điều kiện phòng chống cháy, nổ, không xảy ra dịch bệnh trong trường, hằng năm trường được  công nhận đạt đơn vị an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức và quản lý nhà trường còn có những điểm yếu cơ bản sau:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng;

- Những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định và công nhận chưa được phổ biến rộng rãi trong thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

- Hoạt động phong trào của Đoàn TNCSHCM chưa phong phú về hình thức và hiệu quả đạt được chưa cao;

- Do số lượng giáo viên hợp động có thời hạn chiếm 23,5% tổng số giáo viên (08/34 giáo viên) vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ gặp một số khó khăn nhất định.

- Việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ văn thư chưa khoa học;

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 10 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 10/10 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/10 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 10/10 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/10 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 05/05 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT:  0/5 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

Phần lớn giáo viên có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình trong các phong trào thi đua do ngành, nhà trường phát động, yêu nghề, mến trẻ tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách hiệu quả.

Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

          Mức 1:

          a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định.

          b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên.

          c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

 

          Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

          Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có 01 hiệu trưởng và đủ 02 phó hiệu trưởng theo quy định trường Hạng I, cụ thể: nhà trường có 01 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm tháng 9/2013, 01 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm tháng 03/2018 (thay thế cho phó hiệu trưởng nghỉ thôi việc từ tháng 06/2017). Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng  công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non từ 17 đến 29 năm; 100% đều có trình độ Đại học Sư phạm mầm non, hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng có trình độ Cử nhân Quản lý giáo dục, 01 phó hiệu trưởng có chứng chỉ Quản lý giáo dục [H2-2-01-01], [H2-2-01-02];

b) Hằng năm, hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng được đánh giá Chuẩn hiệu trưởng theo Quy định tại Thông tư 17/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011đạt từ khá trở lên [H2-2-01-03];

c) Hằng năm, hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cũng như của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H1-1-07-07], [H1-1-07-06].

          Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018) hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt tốt, 01 phó hiệu trưởng đạt khá do mới bổ nhiệm tháng 03/2018) [H2-2-01-03];

b) 100% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận chính trị theo quy định; thường xuyên được bồi dưỡng và học tập chủ trương, chính sách của Đảng và phóa luật của Nhà nước; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm [H2-2-01-01], [H2-2-01-02], [H2-2-01-04].

          Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018) hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt tốt, 01 phó hiệu trưởng đạt khá do mới bổ nhiệm tháng 03/2018) [H2-2-01-03].

          2. Điểm mạnh:

          - Có hiệu trưởng và đủ phó hiệu trưởng theo quy định;

-  Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị theo quy định;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

          3. Điểm yếu:

Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng cần được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng những kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao;

-Tham gia các lớp tập huấn, các nhiệm vụ khác do phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phân công;

-         01 phó hiệu trưởng đăng ký tham gia học Cử nhân Quản lý giáo dục (nếu có chỉ tiêu) từ năm 2019;

-         Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tạo được uy tín trong tập thể giáo viên, nhân viên.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

          Mức 1:

a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

          Mức 2:

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

          Mức 3:

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;

          b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định, cụ thể: có 34 giáo viên mầm non được phân công dạy các lớp nhà trẻ theo cơ cấu 2,5 giáo viên/nhóm, 02 giáo viên/lớp mẫu giáo. Trong số 34 giáo viên, hiện có 08 giáo viên hợp đồng [H2-2-02-01], [H2-2-02-02];

b) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó có (32/34 chiếm tỉ lệ 94,1%) giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo [H2-2-02-03];

c) 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên [H1-1-07-05].

 

Mức 2:

a) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó: Đại học sư phạm mầm non 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %); Cao đẳng sư phạm mầm non     : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %); Trung cấp sư phạm mầm non: 02/34  giáo viên hợp đồng (Chiếm tỉ lệ 5,9 %). Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần ở trình độ Đại học [H2-2-02-03];

b) Trong 05 năm liên tiếp có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc; không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1-01-04].

Mức 3:

a) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó: Đại học sư phạm mầm non 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %); Cao đẳng sư phạm mầm non     : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %); Trung cấp sư phạm mầm non: 02/34 giáo viên hợp đồng (Chiếm tỉ lệ 5,9 %) [H2-2-02-03];

b) Trong 05 năm liên tiếp (Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018), có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc [H1-1-07-05].

          2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định; tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đạo tạo chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 94,1%;

          - Trong 05 năm liên tiếp, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc.

          3. Điểm yếu:

Số lượng giáo viên hợp đồng 8/34 giáo viên, chiếm tỷ lệ 23,5% chưa được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thực hiện đầy đủ chỉ tiêu giáo viên được giao và phân công theo cơ cấu giáo viên/nhóm, lớp đúng quy định;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tập trung những tiêu chí giáo viên chưa thực hiện tốt nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm giúp giáo viên đáp ứng những đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay; động viên cho 04/09 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm mầm non học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

          Mức 1:

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

          Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

          Mức 3:

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a)     Nhà trường có 16 nhân viên đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công [H2-2-03-01], [H1-1-07-03];

b)    Nhân viên được phân công công việc phù hợp với vị trí việc làm và năng lực của từng người [H1-1-07-03];

c)     100% nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao [H2-2-03-02].

Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định, cụ thể: có 16 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên  y tế, 09 nhân viên nấu ăn, 02 nhân viên phục vụ và 03 nhân viên bảo vệ) [H2-2-03-01], [H1-1-07-03];

          b)  Từ năm học 2013-2014 đến 2017-2018, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2-03-02].

          Mức 3:

a) Nhân viên có trình độ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được vị trí việc làm, cụ thể: Nhân viên kế toán có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, nhân viên y tế đã tham gia lớp trung cấp y tế và các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác y tế trường học; 100% nhân viên nấu ăn đã qua các lớp bồi dưỡng về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức dinh dưỡng và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non; nhân viên bảo vệ đã qua lớp bồi dưỡng về công tác bảo vệ cơ quan, đơn vị [H2-2-03-03];

b) Hằng năm, nhân viên kế toán và nhân viên y tế thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm [H2-2-03-04].

2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường có đầy đủ số lượng nhân viên theo quy định, được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của mỗi người;

          - 100% nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu:

Nhân viên nấu ăn chưa thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm do các cấp quản lý tổ chức.

 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp với từng vị trí việc làm theo quy định;

- Tạo điều kiện nhân viên kế toán và nhân viên y tế thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do các cấp quản lý tổ chức;

- Thường xuyên cải thiện môi trường làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện làm việc nhằm giúp nhân viên làm việc đạt chất lượng, hiệu quả;

- Đề xuất với các cấp quản lý hỗ trợ thêm một số chế độ chính sách cho nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ và nhân viên bảo vệ nhằm ổn định đời sống và giúp số nhân viên này yên tâm công tác, gắn bó hơn với nhà trường;

- Tạo điều kiện cho nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non;

- Đề xuất các cấp quản lý, tạo điều kiện để các trường mầm non hạng I cũng như nhà trường có thêm 01 nhân viên văn thư nhằm giảm bớt áp lực cho 02 nhân viên văn phòng.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận của Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Từ năm học 2014-2015 đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Nhà trường có hiệu trưởng, đủ phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định; tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đạo tạo chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 94,1%;

          - 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc.

Bên cạnh, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn những điểm yếu cơ bản cần khắc phục trong thời gian tới như:

- Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng cần được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao

- Số lượng giáo viên hợp đồng 8/34 giáo viên, chiếm tỷ lệ 23,5% chưa được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, ảnh hưởng đến chất;

- Nhân viên nấu ăn cần được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm do các cấp quản lý tổ chức.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 03 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Với khuôn viên rộng rãi tọa lạc tại trung tâm thành phố Nha Trang, trường mầm non Hương Sen được xây dựng trên diện tích đất 5.690m2, bình quân diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ, nhà trường thiết kế khuôn viên sân vườn phù hợp với nhu cầu vui chơi sinh hoạt của trẻ. 100% khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khối phòng tổ chức ăn được xây kiến cố đủ và vượt diện tích/trẻ so quy định;

100% các nhóm, lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ. Nhà trường có khu vệ sinh đảm bảo đủ diện tích sử dụng/trẻ; hệ thống cấp thoát nước đảm bảo yêu cầu sử dụng và vệ sinh.

Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

         Mức 1:

  a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

         c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

          Mức 2:

          a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;

  b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).

          Mức 3:

          Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài  Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường nằm trung tâm thành phố Nha Trang, có diện tích đất sử dụng là 5.690m2, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ; diện tích sàn xây dựng là 2.916 m2 (tính cả tầng 2) [H3-3-01-01], [H3-3-01-02], [H3-3-01-04];

b) Nhà trường có cổng và biển tên trường được treo trang trọng, đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, xung quanh trường có tường rào được xây kiên cố, được vẽ trang trí kết hợp với trồng cây xanh, đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, tạo được môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ [H3-3-01-05], [H3-3-01-03];

        c) Nhà trường có nhiều sân chơi rộng rãi được bố trí ở nhiều khu vực chơi trong trường, mỗi lớp đều có hiên chơi riêng, các sân chơi của trẻ được lát gạch hoặc trải cỏ nhân tạo, các lối đi, khu vực trồng cây xanh được bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng. Diện tích sân chơi của trẻ là 3.500 m2, bình quân diện tích sân chơi/trẻ là 7,5m2/trẻ [H3-3-01-06].

Mức 2:

a) Công trình xây dựng của nhà trường chiếm diện tích 1.515,88 m2 trên diện tích đất 5.690m2 chiếm tỉ lệ 26,6% ; diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập) là 3.500 m2 trên diện tích đất 5.690m2 chiếm tỉ lệ 61,5 % [H3-3-01-01], [H3-3-01-02], [H3-3-01-04];

b) Khuôn viên có tường xây kiên cố ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập [H3-3-01-07], [H3-3-01-08];

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định, có 62 đồ chơi ngoài trời trong và ngoài danh mục quy định được bố trí cho trẻ chơi an toàn, thuận tiện. Trong sân chơi của trẻ có 02 hồ cá đều có rào chắn ngăn cách đảm bảo an toàn cho trẻ và thuận tiện cho trẻ khi quan sát [H3-3-01-09], [H3-3-01-10].

Mức 3:

Sân chơi của trẻ có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động với 02 khu sân cỏ nhân tạo có diện tích 450 m2 có mái che, có hệ thống vòi phun sương khi trời nóng bức giúp trẻ có sân để rèn luyện và phát triển thể chất. Nhà trường có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài  Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ [H3-3-01-02], [H3-3-02-02].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ (Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017);

- Công trình xây dựng và sân vườn được xây dựng đảm bảo được tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non), cụ thể:

+ Diện tích xây dựng/diện tích đất chiếm tỉ lệ 26,6% (Theo chuẩn diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 40% diện tích đất);

+ Diện tích sân vườn sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập)/diện tích đất chiếm tỉ lệ 61,5 % (Theo chuẩn diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập) không nhỏ hơn 40% diện tích đất).

- Sân chơi của trẻ có nhiều cây xanh, cây hoa, cây ăn quả, nhiều khu vực vui chơi khác nhau, nhiều đồ chơi phong phú, đa dạng, đảm bảo an toàn cho trẻ chơi và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm.

3. Điểm yếu:

Một số khu vực chơi của trẻ còn nắng, lối đi bị bong tróc, gồ ghề; mặt bằng sân chơi hiện đang xuống cấp do công trình xây dựng phía sau trường đe dọa đến sự an toàn của trẻ và ảnh hưởng đến mỹ quan của trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì việc bảo quản các công trình, hạn chế thấp nhất việc xuống cấp;

- Trồng thêm cây xanh hay làm giàn hoa ở một số khu vực: vườn côn trùng; sân chơi phía sau, sân khấu ngoài trời….;

          - Lắp đặt thêm 02 hệ thống phun sương ở các khu vực chơi của trẻ; có kế hoạch tu bổ, sửa chữa và làm thêm một số đồ chơi ngoài trời;

- Thường xuyên tôn tạo khuôn viên, cổng, tường rào, loại bỏ kịp thời những nguy cơ mất an toàn cho trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019;

- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn khấu hao cơ sở vật chất và huy động sự ủng hộ của cha mẹ trẻ.

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang xin được cấp kinh phí cải tạo lại sân chơi của trẻ.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

         Mức 1:

a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi.

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

          Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

          Mức 3:

Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường có tất cả 16 phòng học được bố trí cho 04 nhóm nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có 01 phòng [H3-3-01-02], [H1-1-05-03];

b) Nhà trường có 16 phòng sinh hoạt chung; tỷ lệ phòng/nhóm, lớp là 1/1; trong 16 nhóm, lớp, có 06 lớp có phòng ngủ riêng biệt; nhà trường có các phòng chức năng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, làm quen tiếng Anh đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3-01-04];

c) Mỗi phòng, nhóm đều có hệ thống đèn, hệ thống quạt; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học đầy đủ đảm bảo đáp ứng các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường [H3-3-02-02], [H3-3-02-03].

Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 2,02 m2/trẻ; Các phòng chức năng đều đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, cụ thể: có 02 phòng giáo dục thể chất có diện tích 120 m2, 02 phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 81,18 m2, 01 phòng thư viện và làm quen vi tính có diện tích 186,9 m2, 01 phòng làm quen tiếng Anh có diện tích 50,75 m2 [H3-3-01-04];

b) Ở mỗi nhóm, lớp đều có hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [H3-3-02-02], [H3-3-02-03], [H3-3-02-04].

Mức 3:

Có 01 phòng riêng cho trẻ làm quen tiếng Anh có diện tích 50,75 m2, 01 phòng thư viện và làm quen vi tính có diện tích 186,9 m2 để trẻ làm quen vi tính và chơi các trò chơi trên máy tính, 01 phòng Giáo dục âm nhạc diện tích 50,58 m2 dùng để tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, tập văn nghệ...[H3-3-02-05].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có đầy đủ các phòng sinh hoạt chung đảm bảo đủ diện tích cho trẻ sử dụng;

- Có đầy đủ các phòng chức năng riêng biệt, đủ diện tích, đáp ứng nhu cầu học, vui chơi, luyện tập của trẻ;

- Nhà trường có đầy đủ các loại tủ, kệ, giá giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

3. Điểm yếu:

- Trang thiết bị trong một số phòng chức năng (thư viện, vi tính) bị hư, xuống cấp chưa được thay mới kịp thời, số lượng máy vi tính còn thiếu (10 máy);

- Một số kệ, tủ ở phòng giáo dục âm nhạc đã hết hạn sử dụng và hư hỏng cần thay thế, bổ sung.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Bổ sung, mua sắm thay thế số máy vi tính bị hư hỏng tại phòng cho trẻ làm quen tin học trong năm học 2019-2020: 10 bộ máy, năm học 2021-2022: 10 bộ máy vi tính;

- Trang bị toàn bộ kệ, tủ, gương soi tại phòng giáo dục âm nhạc;

- Tổ chức phong trào làm đồ chơi, thiết bị dạy học và xây dựng môi trường giáo dục tại các phòng học, phòng chức năng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2019;

- Kinh phí thực hiện: Từ ngân sách, khấu hao cơ sở vật chất, học phí và sự đóng góp của cha mẹ học sinh.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

         Mức 1:

a) Có các loại phòng theo quy định;

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;

c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.

          Mức 2:

 a) Đảm bảo diện tích theo quy định;

 b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.

Mức 3:

Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

          a) Trường có các loại phòng thuộc khối phòng hành chính - quản trị theo quy định: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, phòng kế toán, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh, khu để xe dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngoài ra, nhà trường còn có phòng lưu trữ, phòng chứa đồ dùng thiết bị dạy học, hội trường [H3-3-01-02], [H3-3-01-04].

         b) Tại các phòng đều được bố trí các trang thiết bị tối thiểu, cụ thể:

- Văn phòng trường có đầy đủ bàn ghế, tủ văn phòng và các biểu bảng theo quy định;

- Phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng đều có máy vi tính, máy in, điện thoại, có đầy đủ bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách, kệ tủ đựng hồ sơ, biểu bảng có nội dung phù hợp với nhiệm vụ phụ trách;

- Phòng y tế, phòng kế toán: có máy vi tính, máy in, điện thoại, có đầy đủ bàn làm việc, máy photo, máy Scan, kệ tủ đựng hồ sơ, biểu bảng có nội dung phù hợp với nhiệm vụ phụ trách;

- Phòng bảo vệ, thường trực được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc có bàn ghế, đồng hồ, sổ theo dõi khách ra vào nhà trường; phòng dành cho nhân viên có tủ, móc để đồ dùng cá nhân;

- Có 03 khu vực vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 02 khu vệ sinh được phân chia nam, nữ, có đầy đủ các thiết bị vệ sinh, hệ thống lavabo rửa tay đảm bảo an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ;

- Nhà trường có 01 hội trường dùng để tổ chức các buổi họp hội đồng, các lớp tập huấn, văn nghệ, lễ hội các cháu có sức chứa 120 người, có sân khấu, 03 máy lạnh, có hệ thống âm thanh, micro, bàn ghế đáp ứng được các hoạt động của nhà trường cũng như của ngành;

- Có 01 phòng lưu trữ và phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học có kệ, tủ đảm bảo đủ cho nhu cầu sử dụng [H3-3-03-01], [H3-3-03-02];[H3-3-01-04].

c) Trường có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí tại khu vực góc sân sau của trường, đảm bảo đủ chỗ để xe cho 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đảm bảo an toàn, trật tự. Khu để xe là nhà tạm được làm từ năm 2004, hiện đang xuống cấp [H3-3-03-03].

Mức 2:

a)     Các phòng của Khối hành chính, quản trị  đảm bảo đủ diện tích sử dụng cụ thể như sau:

- Văn phòng trường có diện tích 33,47.m2,

Phòng hiệu trưởng có diện tích 16,53m2,  02 phòng của phó hiệu trưởng có diện tích 31,89.m2,

- Phòng y tế  có diện tích 15,5m2, phòng kế toán có diện tích 15,95 m2,

- Phòng bảo vệ có diện tích  6m2,  phòng dành cho nhân viên có diện tích: 23,65 m2

- Có 03 khu vực vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên có diện tích 25,68m2,

- Hội trường có diện tích 186,9m2, phòng lưu trữ có diện tích 12,56 m2, phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học có diện tích 11,56 m2  [H3-3-01-04].

 b) Trường có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên diện tích 112.5m2, đảm bảo an toàn, tiện lợi; nhà xe có mái che bằng tôn, được làm từ năm 2004, hiện đang xuống cấp [H3-3-03-03].

Mức 3:

Trường có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non [H3-3-01-02], [H3-3-01-04].

 

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đầy đủ khối phòng hành chính quản trị theo qui định, đủ diện tích sử dụng và được trang bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ.

3. Điểm yếu:

- Khu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhà tạm không phù hợp với tổng thể xây dựng của nhà trường và hiện đang xuống cấp;

- Văn phòng nhà trường hiện có một số mảng tường bong tróc do ảnh hưởng của công trình xây dựng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên tu bổ, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện làm việc của từng phòng; quán triệt cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế sử dụng tài sản công;

- Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp văn phòng trường từ kinh phí tự chủ;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020;

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang xin kinh phí làm lại toàn bộ khu để xe dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, dự kiến cuối năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

          Mức 1:

a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

          Mức 2:

          Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

 

          Mức 3:

Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

1. Mô tả hiện trạng:

  Mức 1:

a) Nhà trường có bếp ăn được xây kiên cố [H3-3-04-01];

b) Có kho thực phẩm với diện tích 24m2 được phân chia thành khu vực để các loại thực khô và thực phẩm tươi theo qui định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H3-3-04-01],[H3-3-04-09];

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, đồ dùng lưu mẫu thức ăn hằng ngày của trẻ đúng theo qui định[H3-3-04-04], [H3-3-04-05].

Mức 2:

  Bếp ăn của nhà trường đảm bảo theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non như sau: đảm bảo 0,4 m2/trẻ bếp ăn được thiết kế theo dây chuyền hoạt động bếp một chiều gồm: Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Nhà bếp có đầy đủ thiết bị, đồ dùng, dụng cụ chế biến đảm bảo vệ sinh phục vụ cho 475 trẻ bán trú tại trường [H3-3-04-02]. Bếp có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, đồ dùng lưu mẫu thức ăn cho trẻ bán trú; có đủ nước sử dụng, chất lượng nước được xét nghiệm theo quy định; đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định; đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ [H3-3-04-01], [H3-3-04-02], [H3-3-04-03], [H3-3-04-04], [H3-3-04-05], [H3-3-04-06], [H3-3-04-07], [H3-3-04-08].

          Mức 3:

Nhà trường có bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non (Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT), cụ thể như sau:

- Các khu vực trong bếp đều thông thoáng, có đủ ánh sáng, có cửa lưới chống chuột, ruồi, nhặng hoặc các côn trung có hại;

-Tường được ốp gạch men cao 1m6, trần nhà đổ bêtong, sàn nhà được lát gạch men sạch sẽ, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;

- Mặt bàn sơ chế, chia thức ăn, bếp nấu đầu được làm bằng đá garnit nên dễ lau chùi, vệ sinh; tất cả các đồ dùng, dụng cụ sơ chế, nấu ăn, dụng cụ chia, đựng thức ăn đều sử dụng đồ dùng bằng đồ dùng inox nên dễ làm vệ sinh và không bị thôi nhiễm yếu tố độc hại;

- Có hệ thống nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;

- Có phương tiện tủ đông để bảo quản thực phẩm;

- Có đầy đủ phương tiện và dụng cụ để phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.

 [H3-3-04-02], [H3-3-04-03], [H3-3-04-06], [H3-3-04-07], [H3-3-04-08], [H3-3-04-09].

2. Điểm mạnh:

- Bếp ăn được xây dựng kiên cố, đảm bảo diện tích sử dụng vượt 0,1m2/trẻ so với quy định tại Điều lệ trường mầm non;

- Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non (Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT).

3. Điểm yếu:

Phòng chia ăn riêng biệt chưa được thiết kế riêng biệt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì thực hiện bếp ăn một chiều, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn cho trẻ;

- Có kế hoạch cải tạo một phần phòng nhân viên để thành phòng chia ăn riêng biệt đảm bảo yêu cầu từ nguồn kinh phí tự chủ;

          - Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

          Mức 1:

a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

          Mức 2:

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.

          Mức 3:

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1.     Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT [H3-3-02-03];

b) Ngoài đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, giáo viên đã tự làm đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ, 100% đồ dùng tự làm đều đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ [H3-3-05-05], [H3-3-05-06];

c) Hằng năm, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được kiểm kê, sửa chữa kịp thời [H3-3-05-01], [H3-3-05-02].

Mức 2:

a) 100% máy tính của trường đều được kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học, cụ thể: số máy phục vụ cho công tác quản lý là 6 máy, số máy phục vụ cho hoạt động giáo dục 20 máy đã được giáo viên khai thác nhiều trò chơi như: Quả tảo màu nhiệm, Kidsmart, Bé vui học; happykids và một số trang trên mạng internet phù hợp với trẻ; 100% nhóm lớp có tivi màn hình phẳng kết nối internet đã giúp giáo viên có thêm phương tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhà trường còn có 01 màn hình cảm ứng 55 inch thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động tại phòng thư viện và vi tính [H3-3-05-03], [H3-3-05-04];

b) Nhà trường có đầy đủ các thiết bị dạy học theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H3-3-02-03]; [H3-3-05-06];

c) Hằng năm, nhà trường đều có bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm. Cha mẹ trẻ cũng thường xuyên hỗ trợ đồ chơi cho trẻ vào dịp đầu năm học bình quân 02 đồ chơi/năm học [H3-3-05-01], [H3-3-05-05],[H3-3-05-05].

 

 

Mức 3:

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm trong và ngoài danh mục quy định được đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3-05-07].

2. Điểm mạnh:

- 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

- Giáo viên tự làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ;

- Đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

 3. Điểm yếu:

 - Việc sử dụng thiết bị điện tử chưa đạt hiệu quả cao ở một số giáo viên;

- Một số giáo viên chưa chủ động trong việc được khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non;

- Tổ chức có chất lượng Hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo; huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, các nguồn kinh phí khác nhằm bổ sung nguồn đồ dùng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Hướng dẫn giáo viên biết sử dụng và khai thác chức năng của các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác nguồn tư liệu phù hợp từ interrnet để ứng dụng vào thực tế dạy và học;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

         Mức 1:

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2:

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

          1. Mô tả hiện trạng:

         Mức 1:

a) 100% các nhóm, lớp đều có phòng vệ sinh riêng cho trẻ sử dụng, có 03 khu vệ sinh dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật [H3-3-06-01];

b) Nhà trường có hệ thống thoát nước vào hệ thống thoát nước của thành phố Nha Trang nên đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch được cung cấp bởi Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa, đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ [H3-3-06-02], [H3-3-04-06];

          c) Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom rác thải, việc thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường được thực hiện hằng ngày; rác được đựng trong thùng bằng nhựa composite có nắp đậy, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng [H3-3-06-03], [H3-3-04-07].

Mức 2

a) Phòng vệ sinh cho trẻ được xây dựng khép kín trong phòng của mỗi nhóm, lớp, thuận tiện khi sử dụng. Diện tích của phòng vệ sinh đảm bảo 0,48 m2/trẻ, trong mỗi phòng vệ sinh đều có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh có các thiết bị như:

- Đối với phòng vệ sinh cho trẻ nhà trẻ có vòi nước rửa tay, máng tiểu, bệ xí, vòi tắm;

- Đối với phòng vệ sinh cho trẻ mẫu giáo có vòi nước rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái, vòi tắm.

- Nhà trường có 03 khu vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 02 khu vệ sinh được phân chia nam, nữ, có đầy đủ các thiết bị vệ sinh, hệ thống lavabo rửa tay đảm bảo an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ [H3-3-01-02], [H3-3-06-01], [H3-3-01-04].

b) Nhà trường sử dụng nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt từ Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa; nhà trường có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước của thành phố Nha Trang nên không để nước ứ đọng xung quanh trường, lớp. Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt hằng ngày không để tồn đọng rác thải trong nhà trường, rác thải được chứa tạm trong 04 thùng đựng rác loại 120 kg. Có thùng rác thu gom và xử lý rác thải của phòng y tế [H3-3-06-02], [H3-3-04-06], [H3-3-06-04], [H3-3-04-07].

2. Điểm mạnh:

- Phòng vệ sinh cho trẻ được xây dựng khép kín trong phòng của mỗi nhóm, lớp, thuận tiện khi sử dụng. Diện tích của phòng vệ sinh đảm bảo 0,48 m2/trẻ, trong mỗi phòng vệ sinh đều có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái;

- Việc thu gom rác thải được thực hiện hằng ngày, các khu vực trong trường không có tình trạng đọng nước hay ô nhiễm.

3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa bổ sung kịp thời một số dụng cụ chứa rác thải bị hư hỏng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì vệ sinh sạch sẽ ở tất cả các khu vực của trường, thực hiện việc chứa rác tạm thời đúng quy định;

- Có kế hoạch mua sắm, sửa chữa những dụng cụ chứa rác, phân loại rác, tuyệt đối không để rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực gây ô nhiễm môi trường.

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Từ năm học 2014-2015 đến nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ (Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017);

- Công trình xây dựng và sân vườn được xây dựng đảm bảo được tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non),

- Nhà trường có đầy đủ các phòng sinh hoạt chung, các phòng chức năng riêng biệt, bếp ăn, khối phòng hành chính quản trị, phòng vệ sinh đảm bảo diện tích sử dụng, có đầy đủ trang thiết bị làm việc và phục vụ học tập;

- 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

- Đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn một số điểm yêu cần khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Một số khu vực chơi của trẻ còn nắng, lối đi bị bong tróc, gồ ghề; mặt bằng sân chơi hiện đang xuống cấp do công trình xây dựng phía sau trường đe dọa đến sự an toàn của trẻ và ảnh hưởng đến mỹ quan của trường.

- Cần trang bị kịp thời các trang thiết bị hư hỏng xuống cấp, đồ dùng dụng cụ vệ sinh;

- Khu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhà tạm hiện đang xuống cấp;

- Văn phòng nhà trường hiện có một số mảng tường bong tróc do ảnh hưởng của công trình xây dựng.

- Phòng chia ăn riêng biệt chưa được thiết kế riêng biệt.

- Một số giáo viên chưa chủ động trong việc được khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, một số giáo viên sử dụng thiết bị điện tử chưa đạt hiệu quả cao.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 06 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 06/06 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/06 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 06/06 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/06 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 05/05 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/05 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Có thể khẳng định trong nhiều năm qua, nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

 Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập hằng năm theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã nhiệt tình hỗ trợ cùng với lớp, trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, hỗ trợ cho nhà trường các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ được vui chơi, sinh hoạt.

 Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

         Mức 1:

 a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

          b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

          c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

         Mức 2:

 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.

          Mức 3:

 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được thành lập vào đầu mỗi năm học và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4-01-01] ,[H4-4-01-02];

          b) Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hoạt động theo từng năm học trên cơ sở nhiệm vụ năm học của nhà trường [H1-1-01-15];

          c) Ban đại diện cha mẹ học sinh hằng năm tổ chức thành lập và tổ chức họp cha mẹ học sinh 03 lần/năm học theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ nhằm hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt các hoạt động đã đề ra và đạt kết quả cao [H1-1-10-09].

          Mức 2:

Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục như phối hợp với nhà trường trong việc tạo tâm thế cho trẻ đến trường, hỗ trợ cho các hoạt động lễ hội, các hội thi cô và trẻ, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của nhà trường; phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ [H4-4-01-01], [H1-1-01-15], [H1-1-10-09], [H1-1-01-04], [H4-4-01-03].

Mức 3:

Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh như: Huy động các nguồn lực hỗ trợ về cơ sở vật chất, khen thưởng trẻ, huy động trẻ ra lớp, phối hợp với nhà trường  tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lễ hội cho trẻ, cùng nhà trường tham gia các hoạt động vì cộng đồng... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ [H1-1-10-09], [H4-4-01-04], [H1-1-03-14].

2. Điểm mạnh:

          - Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học;

- Thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với nhà trường trong nhiều hoạt động, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

          3. Điểm yếu:

          Hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ chưa phong phú.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục tổ chức hoạt động và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo kế hoạch;

- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đến cha mẹ học sinh; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động vì cộng đồng;

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

         Mức 1:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

          c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Mức 3:

 Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường như tham mưu về công tác tuyển sinh, công tác phổ cập giáo dục, phòng chống dịch bệnh, an ninh trật tự trường học được đảm bảo [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03];

b) Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng bí thư chi bộ với Đảng ủy Phường Lộc Thọ, qua các buổi họp Nghị quyết và các hoạt động cùng với địa phương như tuyển sinh, phổ cập giáo dục, phòng chống dịch bệnh [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03];

Thông qua thông qua các buổi họp với cha mẹ học sinh, qua các hoạt động lễ hội, hội thi của trẻ, qua các giờ đón và trả trẻ, nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh tuyên truyền mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ [H4-4-01-04], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06];

c) Nhà trường đã thực hiện tốt công tác huy động và sử dụng tốt các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định, cụ thể: sử dụng và chi đúng mục đích quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cha mẹ học sinh ủng hộ theo đúng quy định, công khai rõ ràng [H4-4-01-06], [H4-4-01-04], [H3-3-05-06].

          Mức 2:

a) Nhà trường đã tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển, thực hiện tốt công tác tuyển sinh huy động đủ số trẻ được giao, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, không có tình trạng dịch bệnh xảy ra trong trường, công tác an ninh trật tự được đảm bảo [H1-1-01-01], [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03], [H1-1-10-01];

b) Nhà trường đã phối hợp tốt với các cha mẹ học sinh, đoàn thể trên địa bàn phường Lộc Thọ, công an phường để hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Mừng Ngày Hội bé đến trường, Bé vui Hôi Trăng rằm, Bé vui đón tết, Hội khỏe măng non, Viếng Đền Hùng, Tham quan Công viên Võ Văn Ký, các hoạt động tham quan, dã ngoại.... [H4-4-01-04], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06];

Mức 3:

          Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, được nhân dân tin tưởng và hài lòng, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa [H4-4-02-04],[H4-4-02-07].

          2. Điểm mạnh:

-  Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương;

- Làm tốt công tác huy động và sử dụng tốt cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

3. Điểm yếu:

          Công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các trẻ chưa nhiều.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì tốt công tác tham mưu, phối với cấp ủy Đảng, chính quyền phường Lộc Thọ;

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục;

- Mở rộng công tác phối hợp với các tổ chức, danh nghiệp trên địa bàn phường cũng như trên địa bàn thành phố Nha Trang;

- Thời gian: Từ năm học 2018-2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Từ năm học 2014-2015 đến nay, mốiqQuan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học; phối hợp với nhà trường trong nhiều hoạt động, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

-  Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương;

Bên cạnh đó, nhà trường còn một số điểm yêu cần khắc phục sau:

-         Hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ chưa phong phú;

- Công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các trẻ chưa nhiều.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 02 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Có thể nói, từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường đã tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt được kết quả cao, tạo được uy tín trong phụ huynh và nhân dân trên địa bàn thành phố Nha Trang. Nhà trường đã xây dựng được môi trường phong phú hơn, thực hiện các biện pháp nuôi dạy hiệu quả nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.

Nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp quy định và điều kiện nhà trường trên cơ sở có tham khảo hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

         Mức 1:

          a) Tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non theo kế hoạch;

          b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;

          c) Định kỳ, rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

          Mức 2:

          a) Tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non đảm bảo chất lượng;

          b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hoá địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ;

          Mức 3:

          a) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;

          b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học, tháng/chủ đề, kế hoạch ngày dựa trên chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang [H5-5-01-01], [H5-5-01-02];

b) Trên cơ sở tận dụng điều kiện thực tế, sự kiện, những tình huống cụ thể và nhu cầu hứng thú của trẻ, nhà trường đã xây dựng và phát triển chương trình giáo dục trên cơ sở Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với quy định và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang [H1-1-08-01], [H1-1-08-02];

 c) Thông qua việc đánh giá trẻ hằng ngày, đánh giá cuối chủ đề và các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ 02 lần/tháng, giáo viên đã rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp [[H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-01-03].

Mức 2:

a)Nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo chất lượng thể hiện ở những điểm sau: Xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục đúng chế độ sinh hoạt hằng ngày, đạt được mục tiêu đề ra. Đa số giáo viên đã tiếp cận và vận dụng tốt phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay, tổ chức lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, học bằng chơi, chơi mà học [H5-5-01-01], [H1-1-01-04], [H1-1-08-03], [H5-5-01-02];

b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với quy định và hướng dẫn của các cấp quản lý, phù hợp với văn hoá địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H1-1-01-04].

Mức 3:

a)Trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc về hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định [H5-5-01-04], [H1-1-01-04];

 b) Hằng năm, nhà trường cùng các tổ chuyên môn tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1-01-04], [H1-1-08-03], [H5-5-01-02], [H5-5-01-03].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ;

- Nhà trường có tham khảo một số hình thức tổ chức hoạt động, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách làm đồ dùng, đồ chơi của chương trình giáo dục một số nước để áp dụng có hiệu quả vào thực tế tại đơn vị.

 3. Điểm yếu:

- Một số giáo viên (hợp đồng) gặp khó khăn trong viêc phát triển chương trình giáo dục;

- Một số giáo viên chưa thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì việc thực hiện và phát triển chương trình theo hướng dẫn của các cấp quản lý và điều kiện thực tế của nhà trường;

- Thường xuyên rà soát và điều chỉnh nội dung chương trình đáp ứng khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ;

-  Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

- Tham khảo và vận dụng chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

          Mức 1:

          a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

          b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;

          c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.

          Mức 2:

          Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

          Mức 3:

          Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

          1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

          a) Đa số giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường [H1-1-08-01], [H1-1-08-02],[H1-1-01-04], [H5-5-01-02];

b) Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H1-1-01-04], [H5-5-01-02];

c) Đa số giáo viên đã biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế như thông qua các thời điểm và các dạng hoạt động học, vui chơi trong ngày, thông qua các tình huống có thật, các hoạt đông giao lưu, lễ hội, dã ngoại, hội thi của trẻ…[H1-1-08-01], [H1-1-08-02],[H5-5-02-02], [H5-5-02-03].

Mức 2:

Đa số giáo viên tổ chức tốt các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế thông qua các hoạt động học bằng chơi, chơi mà học, tạo được sự hứng thú đạt được mục tiêu đề ra [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-02-02], [H5-5-02-03], [H5-5-01-02].

          Mức 3:

Nhà trường đã tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”, cụ thể:

- Môi trường bên trong lớp học được sắp xếp gòn gàng, trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đồ chơi, học liệu mở phong phú, đa dạng; nhiều góc chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi, đáp ứng thực hiện nội dung chương trình;

- Môi trường giáo dục bên ngoài nhóm, lớp được thiết kế với nhiều khu vực chơi phong phú đa dạng như: vườn cổ tích, vườn côn trung, khu vui chơi thể chất, khu khám phá âm thanh, khu vực chơi và trải nghiệm với cát, nước, khu vực nuôi các con vật, các lối đi, hành lang cũng được tận dụng để tạo không gian và môi trường cho trẻ được chơi, học….đáp ứng nhu cầu vui chơi trải nghiệm của trẻ toàn trường;

Ngoài môi trường vật chất, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, hội thi, các hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động giao lưu giúp trẻ có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm và phát triển.

[H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-02-02], [H5-5-02-02], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06], [H5-5-02-04]

          2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, phòng phú, đa dạng tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm theo nhu cầu và hứng thú của trẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen;

          - Đa số giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

          3. Điểm yếu:

Một số giáo viên chưa tận dụng tốt môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Tiếp tục duy trì việc thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bồi dưỡng cho giáo viên biết cách tận dụng điều kiện, môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả;

- Thường xuyên cải tạo, bổ sung môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phong phú đáp ứng việc thực hiện nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu hoạt động, trải nghiệm của trẻ.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

         Mức 1:

a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;

c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biên pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học.

          Mức 2:

          a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoạc người giám hộ về các vấn đề liên quan tới sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo quy định;

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiệp so với đầu năm học.

          Mức 3:

Có ít nhất 95% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Hằng năm, nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ít nhất 01 lần/ năm học [H5-5-03-01];

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định.[H5-5-03-02], [H5-5-03-04];

c) Có 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biên pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học [H5-5-03-02], [H5-5-03-03], [H5-5-03-04], [H5-5-03-05].

Mức 2:

          a) Thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, vào các thời điểm đón và trả trẻ nhà trường và các giáo viên đã tư vấn cho cha mẹ trẻ hoạc người giám hộ về các vấn đề liên quan tới sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần của trẻ [H4-4-01-01],[H5-5-03-06], [H5-5-03-07].

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng đủ và vượt nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016, cụ thể:

- Đối với trẻ Nhà trẻ: dinh dưỡng tại trường đạt 884/800 Kcal (đạt 111% nhu cầu chuẩn), Protein đạt 34/30 gam (đạt 113% nhu cầu chuẩn), Gluxit đạt 112/100 gam (đạt 112% nhu cầu chuẩn), Lipid đạt 31/31 gam (đạt 100% nhu cầu chuẩn);

- Đối với trẻ Mẫu giáo: dinh dưỡng tại trường đạt 951/820 Kcal (đạt 116% nhu cầu chuẩn), Protein đạt 32/30 gam (đạt 107% nhu cầu chuẩn), Gluxit đạt 134/118 gam (đạt 114% nhu cầu chuẩn), Lipid đạt 27/24 gam (đạt 113% nhu cầu chuẩn);

[H1-1-06-08] (Tính theo số thống kê học kỳ I, năm học 2018-2019)

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiệp so với đàu năm học [H5-5-03-02], [H5-5-03-03].

Mức 3:

Có trên 98% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường [H5-5-03-02], [H5-5-03-05].

         2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường;

- Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường.

           3. Điểm yếu:

- Trẻ thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng cân năng của trẻ chậm cải thiện;

- Nhu cầu các năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ tại trường còn vượt so với quy định chuẩn.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường;

- Thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, không để tình trạng vượt quy định chuẩn kéo dài;

- Tăng cường công tác tuyên truyền đối với cha mẹ học sinh về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

          - Tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe nhằm hạn chế sự tăng cân nhanh ở một số trẻ thừa cân;

          - Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

          Mức 1:

          a) Tỉ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; Trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

          b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;

          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

          Mức 2:

         a) Tỉ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; Trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

          b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;

          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (Nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.

          Mức 3:

         a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;

          b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (Nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.

          1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Tỉ lệ chuyên cần đạt 96% đối với trẻ 5 tuổi, 91,5% đối với trẻ dưới 5 tuổi [H1-1-05-03], [H5-5-04-01];

 b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

          c) Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập, tuy nhiên đối với một số trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm hay có hoàn cảnh khó khăn đều được được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân [H1-1-08-02].

Mức 2:

a) Tỉ lệ chuyên cần đạt 96% đối với trẻ 5 tuổi, 91,5% đối với trẻ dưới 5 tuổi [H1-1-05-03], [H5-5-04-01];

 b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

 c) 100% trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm được đánh giá có tiến bộ so với đầu năm [H1-1-08-02], [H5-5-01-03].

Mức 3:

 a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

         b) Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

          2. Điểm mạnh:

          - Tỉ lệ chuyên chăm của trẻ 5 tuổi và dưới 5 tuổi đạt tỉ lệ cao hơn so yêu cầu;

          - 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

          3. Điểm yếu:

          Tỉ lệ chuyên cần đạt chưa đồng đều giữa các tháng và trẻ dưới 5 tuổi, đặt biệt là trẻ nhà trẻ.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi, đặc biệt nâng tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ;

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh đối với trẻ, phối hợp gia đình chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ;

          - Duy trì và giữ vững chỉ tiêu hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi.

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 5 : Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

          Có thể nói, với sự cố gắng liên tục của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, trường mầm non Hương Sen đã có được kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non và sự kỳ vọng của cha mẹ trẻ.

          Từ năm học 2014-2015 đến nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đã có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ;

- Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, phòng phú, đa dạng tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm theo nhu cầu và hứng thú của trẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen;

          - Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường

- Tỉ lệ chuyên chăm của trẻ 5 tuổi và dưới 5 tuổi đạt tỉ lệ cao hơn so yêu cầu; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

          Bên cạnh đó, nhà trường vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục như sau:

- Một số giáo viên chưa thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Một số giáo viên chưa tận dụng tốt môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả;

- Trẻ thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng cân năng của trẻ chậm cải thiện;

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 04 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

II. TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG THUỘC MỨC 4

  Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

         1. Mô tả hiện trạng:

- Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc về hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định;

- Nhà trường đã tham khảo và áp dụng một số hoạt động giáo dục thể chất, nghệ thuật, trải nghiệm, khám phá, ngôn ngữ và các hoạt động giao lưu, dã ngoại của các nước để vận dụng vào thực tế phù hợp với trẻ và chương trình hiện hành góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. [H5-5-01-04], [H1-1-01-04];

- Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục này chưa được khai thác nhiều.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã bắt đầu tham khảo chương trình giáo dục của một số nước tiên tiến và vận dụng thực tế tại trường mang lại hiệu quả nhất định.

 3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa mạnh dạn áp dụng rộng rãi chương trình vì cần có sự định hướng cũng như chỉ đạo cụ thể hơn từ các cấp quản lý giáo dục.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục tham khảo và áp dụng nhiều mô hình có hiệu quả vào việc phát triển chương trình giáo dục của trường thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ;

- Đề xuất với các cấp quản lý cần có sự chỉ đạo, định hướng và giới thiệu cho cơ sở những chương trình, mô hình hay, hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi tại các đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch tham quan, học hỏi những mô hình hay mà các đơn vị bạn đã thực hiện và có hiệu quả.

          5. Tự đánh giá: KHÔNG ĐẠT

         Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng:

- 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp được xếp loại từ khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt và 40,2% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá [H1-1-07-05];

 - Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, cụ thể: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn về đào tạo trở lên, phần lớn giáo viên đã chủ động trong việc xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục năm học, tháng, ngày; chủ động trong các phong trào thi đua, xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm, chủ động đề xuất với nhà trường trong công tác rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ [H1-1-07-05], [H2-2-02-03], [H6-6-02-01].

2. Điểm mạnh:

- Trong 05 năm liên tiếp, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc;

- Phần lớn đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

 3. Điểm yếu:

Một số giáo viên hợp đồng chưa đáp ứng được những yêu cầu nâng cao chất lượng của trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tập trung những tiêu chí giáo viên chưa thực hiện tốt nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm giúp giáo viên đáp ứng những đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong biên chế nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thực hiện tốt công tác phân công lao động nhằm giúp giáo viên có cơ hội để học tập phấn đấu và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác;

- Thực hiện tốt công tác nhân điển hình tiên tiến, phát huy vai trò và ảnh hưởng của những giáo viên cốt cán, giáo viên có thành tích trong công tác giảng dạy;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

         1. Mô tả hiện trạng:

- Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non, cụ thể như sau:

+ Sân chơi chung: Diện tích đảm bảo 5 m2/trẻ;

+ Sân chơi chung ngoài trời bao gồm đường chạy dài 30m (rộng 2,5m), có hố cát rộng 40 m2, có 12 chậu rửa tay ở 04 khu vực chơi ngoài trời của trẻ, có bể vầy nước có độ sâu 0,2m;

+ Có 06 sân tập thể dục cho trẻ có diện tích bình quân 1,5 m2/trẻ, diện tích mỗi sân tập 120 m2;

+ Sân chơi của nhóm trẻ em, lớp mẫu giáo; Có 02 sân chơi riêng cho trẻ nhà trẻ có diện tích sân chơi riêng có diện tích 1,5m2/trẻ em (đối với nhà trẻ), trước mỗi lớp mẫu giáo đều có khu vực chơi riêng của lớp và có diện tích 2m2/trẻ;

+ Nhà trường có khu vườn rau của bé để trẻ tập trồng trọt, chăm sóc với diện tích 200m2 , đảm bảo 0,3m2/trẻ.

[H3-3-01-02], [H3-3-01-04],[H3-3-01-06], [H3-3-01-07], [H3-3-01-08],[H6-6-03-01].

- Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện, cụ thể:

+ Sân chơi của trẻ, nhà trường bố trí nhiều khu vực vui chơi khác nhau như: Vườn Cổ tích, Khu chơi phát triển vận động, Vườn Côn trùng, khu khám phá âm thanh, khu vui chơi tìm hiểu cát, nước….với nhiều đồ chơi, thiết bị ngoài trời phong phú, đa dạng đảm bảo an toàn và thu hút 100% tham gia chơi;

+ Bên trong lớp học được bố trí và sắp xếp nhiều góc chơi với đồ dùng, đồ chơi phong phú tạo nhiều cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

[H3-3-01-06], [H3-3-01-07], [H3-3-01-08].

2. Điểm mạnh:

- Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi phong phú, có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non;

 - Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp phong phú, đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

 3. Điểm yếu:

Khu vui chơi với cát, nước, vườn rau của bé xuống cấp và hư hỏng do ảnh hưởng của công trình xây dựng trong năm học 2017-2018.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì việc bảo quản các công trình tại sân vườn hạn chế thấp nhất việc xuống cấp;

- Thường xuyên tôn tạo khuôn viên, cổng, tường rào, loại bỏ kịp thời những nguy cơ mất an toàn cho trẻ;

- Thường xuyên bổ sung đồ chơi, thiết bị ở các góc chơi trong và ngoài nhóm, lớp;

- Nâng cấp và cải tạo khu vui chơi cát, nước và vườn rau của bé tạo không gian cho trẻ hoạt động;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

- Kinh phí thực hiện: Đề xuất từ nguồn kinh phí nhà nước.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.

  1. Mô tả hiện trạng:

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố gồm 01 tầng trệt và 01 tầng lầu [H3-3-01-02], [H3-3-01-04]; Nhà trường không có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể:

+ 100% máy tính của trường đều được kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học gồm 06 máy phục vụ công tác quản lý, 20 máy phục vụ cho công tác giáo dục;

+ 100% nhóm lớp có tivi màn hình phẳng kết nối internet đã giúp giáo viên có thêm phương tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhà trường còn có 01 màn hình cảm ứng 55 inch, 02 tivi tại các phòng chức năng thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động tại phòng thư viện vi tính, làm quen tiếng Anh và giáo dục am nhạc [H3-3-05-03], [H3-3-05-04]

- Sân chơi của trẻ có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động với 02 khu sân cỏ nhân tạo có diện tích 450 m2 có mái che, có hệ thống vòi phun sương khi trời nóng bức giúp trẻ có sân để rèn luyện và phát triển thể chất [H3-3-01-02], [H3-3-01-04], [H3-3-01-08].

- Nhà trường tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo [H6-6-04-01].

2. Điểm mạnh:

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố;

-  Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Có khu vực riêng để phát triển thể chất cho trẻ.

 3. Điểm yếu:

- Nhà trường không có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Nhà trường mới chỉ tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch phối hợp với Hội kho học tâm lý tỉnh Khánh Hòa và Chi hội tâm lý mâm fnon thành phố Nha Trang để thành lập và tổ chức hoạt động phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ, thời gian thực hiện tháng 8/2019;

- Nhà trường phối hợp với cha mẹ trẻ để liên kết tổ chức 01 lớp học bơi cho trẻ mẫu giáo dự kiến thực hiện từ năm học 2019-2020.

Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng:

Từ năm học 2015 đến nay, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường, cụ thể những mục tiêu chính như sau:

Mục tiêu chung

- Xây dựng nhà trường phát triển toàn diện về mọi mặt, tạo được uy tín và thương hiệu theo phương châm hành động “Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường”

- Tiếp tục xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV mạnh dạn tự tin, năng động, sáng tạo, hợp tác có khả năng đáp ứng với các yêu cầu đổi mới:100% CBQL có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị, 100% đạt trình độ trên chuẩn, 94,1% giáo viên có trình độ ĐHSPMN;

- Cải tạo, chống thấm phần mái của 2 dãy phòng học và dãy phòng làm việc;

- Hoàn thiện trang thiết bị tại các phòng chức năng; xây dựng ,bổ sung đồ dùng, dụng cụ cho các khu vực phát triển thể chất cho trẻ; bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp, các khu vực chơi của trẻ.

- Xây dựng môi trường bên ngoài xanh, sạch, đẹp, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm một cách hiệu quả nhất;

- Xây mới 02 phòng học cho trẻ.

- Làm tốt công tác y tế trường học, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

2. Điểm mạnh:

        Nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường;

 3. Điểm yếu:

Đội ngũ giáo viên chưa ổn định (có 08/34 giáo viên hợp đồng chiếm tỷ lệ 23,5%)  vì vậy, công tác bồi dưỡng, rèn kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên cũng gặp một số hạn chế nhất định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì và hoàn thành những mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015-2020;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;

- Giữ vững “Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường”;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền cộng đồng ghi nhận.

  1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường luôn duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đầu tư xây dựng môi trường giáo dục phong phú đáp ứng nhu cầu vui chơi, tìm hiểu của trẻ [H1-1-02-14];

Trong 05 năm qua nhà trường đều đạt danh hiệu Trường Tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được Ủy ban nhân dân tính Khánh Hòa tặng Bằng khen. Trong năm học 2017-2018, nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bậc học mầm non vàđược Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về đạt Giải Xuất sắc trong Hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận

 [H1-1-02-14], [H5-5-02-04], [H4-4-02-04], [H6-6-06-01].

2. Điểm mạnh:

Kết quả giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường đều vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

 3. Điểm yếu:

Không có

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì phong trào thi đua trong đơn vị, nhân điển hình tiến tiến đối với những cán bộ giáo viên nhân viên có nhiều thành thích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ;

- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ trẻ và cộng đồng hiểu và ủng hộ nhiều hơn nữa góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Kết luận mức 4:

Từ năm học 2014-2015, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc thược hiện và phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố; có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; có khu vực riêng để phát triển thể chất cho trẻ; Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi phong phú, có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non;

- Nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường;

- Kết quả giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường đều vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

 Bên cạnh đó để đạt được những kết quả vượt trội hơn so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, nhà trường cần khắc phục những điểm yếu sau:

- Nhà trường cần tổ chức  phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Nhà trường mới chỉ tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.

- Khu vui chơi với cát, nước, vườn rau của bé xuống cấp và hư hỏng do ảnh hưởng của công trình xây dựng trong năm học 2017-2018.

- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng rộng rãi chương trình tham khảo các nước, một số giáo viên hợp đồng chưa đáp ứng được những yêu cầu nâng cao chất lượng của trường.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 06 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT                    : 04/06 (chiếm tỉ lệ 66,7%) (Tiêu chí 2,3,5,6)

- Số lượng tiêu chí KHÔNG ĐẠT     : 02/06 (chiếm tỉ lệ 33,3,7%) (Tiêu chí 1,4)

 

 

 

 

III. KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình xây dựng kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, Hội đồng tự đánh giá đã rà soát nội hàm các chỉ báo của từng tiêu chí, tập hợp minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá.Nhà trường đã tự rà soát lại tất cả các mặt về công tác tổ chức và quản lý nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nhà trường đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí để từ đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điều kiên thực tế nhằm đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và giúp nhà trường phát triển về mọi mặt.

          Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3 như sau:

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 25/25 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/25 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 25/25 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/25 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 19/19 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/19 (chiếm tỉ lệ 0%)

Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 4 như sau:

- Số lượng tiêu chí ĐẠT                    : 04/06 (chiếm tỉ lệ 66,7%) (Tiêu chí 2,3,5,6)

- Số lượng tiêu chí KHÔNG ĐẠT     : 02/06 (chiếm tỉ lệ 33,3,7%) (Tiêu chí 1,4)

          - Mức đánh giá của trường mầm non: Mức 3

          - Trường mầm non đề nghị đạt KĐCLGD Cấp độ 3 và Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2

 

                              Lộc Thọ, ngày 20.tháng 4 năm 2019

                             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                               Đinh Thị Nhật Trinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III: PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC MINH CHỨNG

TT

Mã minh chứng

Tên minh chứng

Số, ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát

Nơi ban hành hoặc nhóm, cá nhân thực hiện

 

Nơi lưu trữ

Ghi chú

1

[H1-1-01-01]

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020

Số 19/CL-MNHS ngày 02/02/2015

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

2

[H1-1-01-02]

Kế hoạch năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

3

[H1-1-01-03]

Báo cáo sơ kết Học kỳ I

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

4

[H1-1-01-04]

Báo cáo tổng kết năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

5

[H1-1-01-05]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Nha Trang, nhiệm kỳ 2015-2020;

 

Thành ủy Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

6

[H1-1-01-06]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ phường Lộc, thành phố Nha Trang, nhiệm kỳ 2015-2020

 

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ

Phòng hiệu trưởng

 

7

[H1-1-01-07]

Quyết định phê duyệt xây 02 phòng học cho trường mầm non Hương Sen

UBND thành phố Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

8

[H1-1-01-08]

Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên huy động trẻ mầm non từ 12-36 tháng tuổi đến trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

Số 2560/QĐ-UBND ngày 30/8/2017

UBND tỉnh Khánh Hòa

Phòng hiệu trưởng

 

9

[H1-1-01-09]

Các hình ảnh, tư liệu chiến lược phát triển của nhà trường đã được đưa tin trên website trường, bản tin nhà trường.

Tháng 03/2019

Nhóm phụ trách tiêu chuẩn 1

Phòng hiệu trưởng

 

10

[H1-1-01-10]

Đường dẫn truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Phòng GDĐT có đăng tải chiến lược phát triển của nhà trường.

Tháng 03/2019

Nhóm phụ trách tiêu chuẩn 1

 

 

11

[H1-1-01-11]

Sổ Nghị quyết họp Hội đồng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

12

[H1-1-01-12]

Báo cáo hoạt động của Ban TTND (Giám sát việc thực hiện NQ Hội nghị CCVC)

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Ban Thanh tra nhân dân

Phòng hiệu trưởng

 

13

[H1-1-01-13]

Biên bản họp Hội đồng trường (có sự tham gia của CBQL, GV, NV, cha mẹ trẻ và địa phương)

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

14

[H1-1-01-14]

Kế hoạch giám sát của Hội đồng trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

15

[H1-1-01-15]

Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

16

[H1-1-02-01]

QĐ thành lập Hội đồng trường, nhiệm kỳ 2012- 2017 và 2017-2022.

- Số 1299/QĐ-GDĐT-HC ngày 23/10/2012;

- Số……./QĐ-GDĐT-HC ngày …./…../2017;

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

17

[H1-1-02-02]

Quy chế hoạt động của Hội đồng trường nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020.

-Số 43/QC-MNHS ngày 20/12/2012;

-Số …../QC-MNHS ngày …./…../2017;

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

18

[H1-1-02-03]

Biên bản họp của Hội đồng trường nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020.

Trong nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

19

[H1-1-02-04]

QĐ thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

20

[H1-1-02-05]

QĐ thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

21

[H1-1-02-06]

QĐ thành lập Hội đồng xét nâng lương

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

22

[H1-1-02-07]

QĐ thành Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

23

[H1-1-02-08]

QĐ thành lập Hội đồng tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

24

[H1-1-02-09]

Hồ sơ Hội đồng thi đua khen thưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

25

[H1-1-02-10]

Hồ sơ Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

HS SKKN

26

[H1-1-02-11]

Hồ sơ Hội đồng xét nâng lương

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

27

[H1-1-02-12]

Hồ sơ Hội thi giáo viên dạy giỏi.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

28

[H1-1-02-13]

Hồ sơ Hội đồng tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

29

[H1-1-02-14]

Kết quả thi đua các năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

30

[H1-1-03-01]

Quyết định Chuẩn y BCH CĐCS, nhiệm kỳ 2014-2017 và nhiệm kỳ 2017-2020.

Số      /QĐ-LĐLĐ ngày    /…/20

Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

31

[H1-1-03-02]

Quyết định thành lập Chi đoàn TNCSHCM.

Số      /QĐ-BCHCĐ ngày    /…/20

Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

32

[H1-1-03-03]

Phương hướng hoạt động của CĐCS

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

33

[H1-1-03-04]

Quy chế phối hợp giữa CĐCS với nhà trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

34

[H1-1-03-05]

Chương trình hoạt động của Đoàn TNCSHCM

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Chi đoàn TNCSHCM Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

 

35

[H1-1-03-06]

Báo cáo tổng kết hoạt động CĐCS

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

36

[H1-1-03-07]

Quyết định chuẩn y Bí thư và phó bí thư chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

-Số 04-QĐ/ĐU ngày 26/01/2015;

-Số 24-QĐ/ĐU ngày 20/9/2017.

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

37

[H1-1-03-08]

Quy chế làm việc của Chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

 

-Số 03-QĐ/CB 26 ngày 27/01/2015;

- Số 02/QC-CB 26 ngày 27/9/2017.

Chi bộ 26- Trường MN Hương Sen.

Phòng Hiệu trưởng

 

38

[H1-1-03-09]

Phương hướng hoạt động của Chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

Nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

Chi bộ 26- Trường MN Hương Sen.

Phòng Hiệu trưởng

 

39

[H1-1-03-10]

Quyết định công nhận kết quả phân tích chất lượng đảng viên và phân loại chi bộ.

Từ năm 2014 đến năm 2018.

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

40

[H1-1-03-11]

Báo cáo tổng kết hoạt động của Chi đoàn.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Chi đoàn TNCSHCM

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

41

[H1-1-03-12]

Kết quả thi đua của CĐCS.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

LĐLĐ thành phố Nha Trang và LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

 

42

[H1-1-03-13]

Kết quả thi đua của Chi đoàn

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang.

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

43

[H1-1-03-14]

Thống kê các hoạt động vì cộng đồng (hoạt động trường giúp trường, hiến máu nhân đạo…)

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Công đoàn cơ sở

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

44

[H1-1-04-01]

QĐ bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Phòng GDĐT Nah Trang

Phòng hiệu trưởng

 

45

[H1-1-04-02]

Quyết định thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; phân công nhiệm vụ các thành viên.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

46

[H1-1-04-03]

Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

47

[H1-1-04-04]

Hồ sơ thực hiện chuyên đề chuyên môn của tổ chuyên môn.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

48

[H1-1-04-05]

Báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học của tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Phòng hiệu trưởng

 

49

[H1-1-05-01]

Danh sách trẻ của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

50

[H1-1-05-02]

Hồ sơ theo dõi bán phiếu ăn các năm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

51

[H1-1-05-03]

Sổ theo dõi trẻ của các nhóm, lớp

 

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

52

[H1-1-05-04]

Quyết định giao chỉ tiêu trẻ, nhóm lớp các năm.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

53

[H1-1-06-01]

Quyết định ban hành danh mục hệ thống hồ sơ của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

54

[H1-1-06-02]

Hồ sơ văn thư lưu trữ (văn bản nội bộ, công văn đi, công văn đến)

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ

 

55

[H1-1-06-03]

Hồ sơ quản lý trẻ em

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

56

[H1-1-06-04]

Hồ sơ quản lý chuyên môn

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

57

[H1-1-06-05]

Hồ sơ quản lý tài chính

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

58

[H1-1-06-06]

Hồ sơ quản lý tài sản

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

59

[H1-1-06-07]

Hồ sơ công khai

Năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

60

[H1-1-06-08]

Hồ sơ quản lý bán trú

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

61

[H1-1-06-09]

Quy chế chi tiêu nội bộ (đã được phê duyệt)

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

62

[H1-1-06-10]

Biên bản kiểm tra việc quản lý sử dụng tài chính

Tháng    năm 2016

Thanh tra thành phố Nha Trang

Phòng kế toán

 

63

[H1-1-06-11]

Biên bản kiểm tra việc quản tài sản, trang thiết bị dạy học.

Tháng    năm 2017

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng kế toán

 

64

[H1-1-06-12]

Kế hoạch ngắn hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

 

65

[H1-1-06-13]

Kế hoạch trung hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

66

[H1-1-06-14]

Kế hoạch dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

67

[H1-1-06-15]

Hợp đồng mua các phần mềm quản lý.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

68

[H1-1-07-01]

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

 

69

[H1-1-07-02]

QĐ phân công chuyên môn

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

70

[H1-1-07-03]

Bảng quy định vị trí việc làm từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019.

Năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

 

71

[H1-1-07-04]

Hồ sơ đánh giá công chức viên chức

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

72

[H1-1-07-05]

Hồ sơ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các năm học.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

73

[H1-1-07-06]

Bảng tổng hợp kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của CCVC

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

74

[H1-1-07-07]

Các công văn triệu tập các lớp tập huấn, hội họp, kiểm tra của cán bộ quản lý

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

75

[H1-1-08-01]

Kế hoạch giáo dục của trường, của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen và các nhóm, lớp.

- Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

76

[H1-1-08-02]

Kế hoạch giáo dục theo tháng, chủ đề của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019

Các nhóm, lớp

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn.

 

77

[H1-1-08-03]

Sổ sinh hoạt chuyên môn của nhà trường

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen và các tổ chuyên môn.

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn.

 

78

[H1-1-08-04]

Biên bản kiểm tra chuyên đề nuôi dạy

Năm kiểm tra

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

79

[H1-1-08-05]

Biên bản kiểm tra y tế trường học

Các năm học

Các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Phòng phó Hiệu trưởng bán trú

 

80

[H1-1-09-01]

Hồ sơ Hội nghị công chức viên chức

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

81

[H1-1-09-02]

Quy chế dân chủ cơ sở

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

82

[H1-1-09-03]

Hồ sơ tiếp dân

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

83

[H1-1-09-04]

Báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

84

[H1-1-10-01]

Hồ sơ an ninh trật tự (có phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực trong nhà trường)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

85

[H1-1-10-02]

Hồ sơ y tế trường học (có nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

86

[H1-1-10-03]

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

87

[H1-1-10-04]

QĐ công nhận nhà trường đạt đơn vị an ninh trật tự

Năm 2013 đến năm 2018

Cấp có thẩm quyền

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

88

[H1-1-10-05]

Hợp đồng mua bán thực phẩm cho bếp ăn của trẻ.

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

89

[H1-1-10-06]

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Năm  2014

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

90

[H1-1-10-07]

Nội quy của nhà trường (có nội dung tiếp nhận ý kiến của cha mẹ học sinh)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

91

[H1-1-10-08]

Hình ảnh hộp thư góp ý.

Thời điểm tháng 01/2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

92

[H1-1-10-09]

Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

93

[H1-1-10-10]

Hợp đồng lắp đặt camera

Năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng

 

94

[H1-1-10-11]

Kế hoạch sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

95

[H2-2-01-01]

Các quyết định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của hiệu trưởng

Ngày tháng cấp

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

96

[H2-2-01-02]

Các quyết định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của phó hiệu trưởng

Ngày tháng cấp

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

97

[H2-2-01-03]

Kết quả đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

98

[H2-2-01-04]

Bảng tổng hợp kết qủa lấy ý kiến tín nhiệm đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của GVNV trong trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 2

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

99

[H2-2-02-01]

Bảng phân công chuyên môn của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

100

[H2-2-02-02]

Bảng lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

101

[H2-2-02-03]

Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn của  giáo viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

Hồ sơ nhân sự

102

[H2-2-03-01]

Quyết định giao chỉ tiêu biên chế, nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019;

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

103

[H2-2-03-02]

Kết quả đánh giá, xếp loại nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019;

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

104

[H2-2-03-03]

Bảng tổng hợp trình độ đào tạo của nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

Hồ sơ nhân sự

105

[H2-2-03-04]

Công văn triệu tập nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ/giấy chứng nhận….

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Cấp có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

 

Hồ sơ nhân sự

106

[H3-3-01-01]

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày cấp trên giấy chứng nhận

UBND thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

107

[H3-3-01-02]

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà trường

Ngày trên hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

 

108

[H3-3-01-03]

Biên bản kiểm tra y tế trường học các năm.

Các năm học

Cơ quan y tế

Phòng Hiệu trưởng

 

109

[H3-3-01-04]

Bảng thống kê công trình xây dựng trên diện tích đất của trường

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

110

[H3-3-01-05]

Hình ảnh khuôn viên trường (cổng, biển tên, tường rào)

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

111

[H3-3-01-06]

Hình ảnh sân chơi

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

112

[H3-3-01-07]

Hình ảnh sân vườn (có cây xanh, vườn cây, hồ cá)

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

113

[H3-3-01-08]

Hình ảnh khu vực chơi phát triển thể chất.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

114

[H3-3-01-09]

Danh mục các thiết bị tự làm.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

115

[H3-3-01-10]

Danh mục đồ chơi ngoài trời

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

116

[H3-3-02-01]

Hình ảnh các phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, các phòng chức năng.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng bán trú

 

117

[H3-3-02-02]

Sổ tài sản của trường, nhóm, lớp;

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Kế toán

 

118

[H3-3-02-03]

Sổ thiết bị dạy học của nhà trường, nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

119

[H3-3-02-04]

Hình ảnh các kệ tủ, tài liệu bố trí trong các phòng học, phòng chức năng.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

120

[H3-3-02-05]

Hình ảnh phòng làm quen ngoại ngữ, tin học, âm nhạc.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

121

[H3-3-03-01]

Sổ theo dõi tài sản các phòng khối phòng hành chính, quản trị

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

122

[H3-3-03-02]

Hình ảnh các phòng Khối hành chính- quản trị.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

123

[H3-3-03-03]

Hình ảnh khu để xe của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

124

[H3-3-04-01]

Hồ sơ thiết kế xây dựng bếp ăn

Ngày cấp

Sở GDĐT Khánh Hòa

Phòng Hiệu trưởng

 

125

[H3-3-04-02]

Giấy chứng nhận bếp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày cấp

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

126

[H3-3-04-03]

Biên bản kiểm tra của cơ quan Y tế về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

127

[H3-3-04-04]

Hình ảnh tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

128

[H3-3-04-05]

Sổ lưu mẫu thức ăn hằng ngày

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

129

[H3-3-04-06]

Kết quả xét nghiệm nước

Năm 2014 đến năm 2019

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

130

[H3-3-04-07]

Hợp đồng thu gom và xử lý rác thải

Năm 2014 đến năm 2019

Công ty môi trường đô thị

Kế toán

 

131

[H3-3-04-08]

Sổ tài sản, công cụ, dụng cụ bếp

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Kế toán

 

132

[H3-3-04-09]

Hình ảnh chụp bếp ăn, vật dụng trong bếp, khu vực chứa rác thải và thức ăn thừa.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

133

[H3-3-05-01]

Biên bản kiểm kê tài sản, thiết bị dạy học hằng năm.

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

134

[H3-3-05-02]

Kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị dạy học

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

135

[H3-3-05-03]

Bảng thống kê máy tính (theo sổ tài sản của nhà trường)

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Hiệu trưởng

 

136

[H3-3-05-04]

Hợp đồng cung cấp dịch vụ nối mạng Internet

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

137

[H3-3-05-05]

Hồ sơ Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

138

[H3-3-05-06]

Thống kê danh mục thiết bị dạy học do giáo viên tự làm

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

139

[H3-3-05-07]

Hồ sơ kiểm tra, dự giờ của giáo viên`

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

140

[H3-3-06-01]

Ảnh chụp các phòng vệ sinh của trẻ và khu vệ sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

141

[H3-3-06-02]

Hợp đồng cung cấp nước

Năm 2014-2019

Cty TNHH cung cấp nước Khánh Hòa

Phòng kế toán

 

142

[H3-3-06-03]

Hình ảnh chụp khu vực chứa rác thải.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

143

[H3-3-06-04]

Ảnh chụp cống rãnh, hệ thống thoát nước của trường.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

144

[H4-4-01-01]

Biên bản họp cha mẹ học sinh của trường và các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

145

[H4-4-01-02]

Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhóm, lớp và của trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

146

[H4-4-01-03]

Hình ảnh về các hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 4

Phòng Hiệu trưởng

 

147

[H4-4-01-04]

Hồ sơ công tác xã hội hóa

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

148

[H4-4-02-01]

Kế hoạch tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

149

[H4-4-02-02]

Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

150

[H4-4-02-03]

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

151

[H4-4-02-04]

Quyết định công bố chỉ số hài lòng.

Năm 2016

UBND thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

152

[H4-4-02-05]

Kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

153

[H4-4-02-06]

Các hình ảnh, video các hoạt động lễ hội

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

154

[H4-4-02-07]

Quyết định công nhận nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

155

[H5-5-01-01]

Báo cáo công khai chất lượng giáo dục của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

156

[H5-5-01-02]

Kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

157

[H5-5-01-03]

Hồ sơ đánh giá trẻ.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

158

[H5-5-01-04]

Chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới mà trường tham khảo

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

159

[H5-5-02-01]

Hình ảnh môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

160

[H5-5-02-02]

Hình ảnh giáo viên tận dụng môi trường trong và ngoài lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

161

[H5-5-02-03]

Sản phẩm của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

162

[H5-5-02-04]

Bằng khen của Bộ GDĐT về xây dựng môi trường giáo dục.

Năm học 2017-2018

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

163

[H5-5-03-01]

Hợp đồng giữa nhà trường và cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

164

[H5-5-03-02]

Hồ sơ khám sức khỏe của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

165

[H5-5-03-03]

Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

166

[H5-5-03-04]

Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

167

[H5-5-03-05]

Báo cáo công tác y tế trường học.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

168

[H5-5-03-06]

Kế hoạch tuyên truyền với cha mẹ học sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

169

[H5-5-03-07]

Hình ảnh các góc tuyên truyền.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

170

[H5-5-04-01]

Bảng tổng hợp chuyên cần toàn trường.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

171

[H5-5-04-02]

Hồ sơ PCGDMNCTENT

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

172

[H5-5-04-03]

Sổ đăng bộ

 

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

173

[H5-5-04-04]

Danh sách trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

174

[H6-6-01-01]

Các hoạt động giáo dục, các trang thông tin tham khảo.

Năm tham khảo

Nhóm công tác mức 4

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

175

[H6-6-02-01]

Bảng tổng hợp thành tích của đội ngũ giáo viên.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

176

[H6-6-03-01]

Hình ảnh hố chơi cát, nước, vườn rau, vườn cây của bé.

Thời điểm tháng 03/2019

Nhóm công tác mức 4

Phòng hiệu trưởng

 

177

[H6-6-04-01]

Thống kê trẻ tham gia học Arobic

Tháng 03/2019

Nhóm công tác mức 4

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

178

[H6-6-05-01]

Báo cáo đánh giá chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

179

[H6-6-06-01]

Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

                                                                                                                                      Lộc Thọ, ngày 29  tháng 03 năm 2019

                                                                                                                                      TRƯỞNG NHÓM CÔNG TÁC

  

 

 

 

 

        Đinh Thị Nhật Trinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁNH HÒA – 2019

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

 

 


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ  KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký

01

Đinh Thị Nhật Trinh

Hiệu trưởng

Chủ tịch hội đồng

 

02

Nguyễn Diệu Minh Phương

Phó hiệu trưởng

Phó Chủ tịch hội đồng

 

03

Phạm Thị Ngọc Trâm

Phó hiệu trưởng

Phó Chủ tịch hội đồng

 

04

Ngô Thị Thúy Vân

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Nhà trẻ

Thành viên - Thư ký

 

05

Lê Thị Ngọc

Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 3-4 tuổi

Thành viên

 

06

Lê Hồ Uyên Trang

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thành viên

 

07

Trương Thị Hòa

Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo viên Mẫu giáo 5-6 tuổi

Thành viên

 

08

Nguyễn Thị Như Thục

Tổ trưởng tổ Văn phòng

Thành viên

 

09

Nguyễn Thị Yến

Bí thư Đoàn TNCSHCM- Giáo viên

Thành viên

 

10

Trần Thị Thúy Hảo

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 5-6 tuổi

Thành viên

 

11

Lương Thị Hồng Thủy

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 4-5 tuổi

Thành viên

 

12

Hồ Thiên Hương

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên mẫu giáo 3-4 tuổi

Thành viên

 

13

Phan Thị Cương

Tổ phó chuyên môn tổ Giáo viên Nhà trẻ

Thành viên

 

14

Trần Thị Lam Thúy Phương

Giáo viên

Thành viên

 

15

Đinh Thị Nhật Mão

Giáo viên

Thành viên

 

16

Nguyễn Thị Sửu

Giáo viên

Thành viên

 

17

Lê Thị Nhung

Giáo viên

Thành viên

 

18

Hoàng Thị Hường

Giáo viên

Thành viên

 

19

Phan Thị oanh

Giáo viên

Thành viên

 

 

KHÁNH HÒA - 2019

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

Mục lục

1

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

04

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

07

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

14

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

14

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

15

I. Tự đánh giá Mức 1, Mức 2 và Mức 3

15

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

15

  Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

15

  Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

17

  Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

18

  Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

20

  Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

23

  Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

24

  Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên

27

  Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

28

  Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

30

  Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

32

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

35

  Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

35

  Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

37

  Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

40

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

42

  Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

43

  Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

45

  Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

48

  Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

50

  Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

52

  Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

55

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

58

  Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

58

  Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

60

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

62

  Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

63

  Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

65

  Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

67

  Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

70

II. Tự đánh giá Mức 4          

72

  Tiêu chí 1

72

  Tiêu chí 2

73

  Tiêu chí 3

75

  Tiêu chí 4

76

  Tiêu chí 5

77

  Tiêu chí 6

79

III. KẾT LUẬN CHUNG

81

Phần III. PHỤ LỤC

83

 

 

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 

          1. Kết quả đánh giá: Đánh dấu (×) vào ô kết quả tương ứng Đạt hoặc Không đạt

          1.1. Đánh giá tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3

 

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

 

 

 

 

Tiêu chí 1.1

 

x

x

x

Tiêu chí 1.2

 

x

x

 

Tiêu chí 1.3

 

x

x

x

Tiêu chí 1.4

 

x

x

x

Tiêu chí 1.5

 

x

x

x

Tiêu chí 1.6

 

x

x

x

Tiêu chí 1.7

 

x

x

 

Tiêu chí 1.8

 

x

x

 

Tiêu chí 1.9

 

x

x

 

Tiêu chí 1.10

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 2

 

 

 

 

Tiêu chí 2.1

 

x

x

x

Tiêu chí 2.2

 

x

x

x

Tiêu chí 2.3

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

 

 

 

 

Tiêu chí 3.1

 

x

x

x

Tiêu chí 3.2

 

x

x

x

Tiêu chí 3.3

 

x

x

x

Tiêu chí 3.4

 

x

x

x

Tiêu chí 3.5

 

x

x

x

Tiêu chí 3.6

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 4

 

 

 

 

Tiêu chí 4.1

 

x

x

x

Tiêu chí 4.2

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 5

 

 

 

 

Tiêu chí 5.1

 

x

x

x

Tiêu chí 5.2

 

x

x

x

Tiêu chí 5.3

 

x

x

x

Tiêu chí 5.4

 

x

x

x

 

 

          Kết quả: Đạt Mức 3

          1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Tiêu chí

 

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

1

 

x

 

2

x

 

 

3

x

 

 

4

 

x

 

5

x

 

 

6

x

 

 

          Kết quả: Không đạt

          2. Kết luận: Trường đạt Mức 3

 


Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

          Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

          Tên trước đây: NHÀ TRẺ HƯƠNG SEN

          Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang

 

Tỉnh

Khánh Hòa

 

Hiệu trưởng

Đinh Thị Nhật Trinh

Thành phố

Nha Trang

 

Điện thoại

02583.523875-02583.527247

Phường

Lộc Thọ

 

Fax

 

Đạt Chuẩn quốc gia

Mức 2

 

Website

http://mnhsen­nt.khanhhoa.edu.vn

Năm thành lập trường

Quyết định số 1534-UB/TC ngày 04/05/1982 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh

 

Số điểm trường

01

Công lập

x

 

Loại hình khác

 

Tư thục

 

 

Thuộc vùng khó khăn

 

Trường liên kết nước ngoài

 

 

Thuộc vùng đặc biệt kkhăn

 

 

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số nhóm, lớp

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

0

0

0

0

0

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

45

51

50

49

53

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

67

75

57

56

56

Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi

105

125

124

97

113

Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

79

129

149

135

124

Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

119

70

116

152

130

Cộng

415

450

496

489

476

 

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

I

Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

II

Khối phòng phục vụ học tập

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

III

Khối phòng hành chính quản trị

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

IV

Khối phòng tổ chức ăn

 

 

 

 

 

 

1

Phòng kiên cố

x

x

x

x

x

 

2

Phòng bán kiên cố

 

 

 

 

 

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

-         Đại học sư phạm mầm non      : 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %);

-         Cao đẳng sư phạm mầm non    : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %);

-         Trung cấp sư phạm mầm non   : 02/34 (Chiếm tỉ lệ 5,9 %).

a)     Số liệu tại thời điểm TĐG: (tháng 04/2019)

 

 

Tổng số

Nữ

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Hiệu trưởng

01

01

 

0

0

01

 

Phó hiệu trưởng

02

02

 

0

0

02

 

Giáo viên

34

34

01 dân tộc Tày

02

09

23

 

Nhân viên

16

13

 

01

0

01

 

Cộng

53

50

01 dân tộc Tày

03

09

27

 

 

b) Số liệu của 5 năm gần đây:

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

1

Tổng số giáo viên

30

32

32

32

34

2

Tỷ lệ giáo viên/lớp

02

2,13

2,13

2,13

2,13

3

Tỷ lệ giáo viên/trẻ em

7,2

7,1

6,4

6,5

6,7

4

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên

0

05

0

05

0

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên

02

0

0

0

03

6

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên

30/30

100%

30/30

100%

28/28

100%

25/25

100%

 

4. Trẻ em

a) Số liệu chung

TT

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

1

Tổng số trẻ em

415

450

496

489

476

 

    - Nữ

209

209

230

245

237

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

0

0

0

0

0

 

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

45

51

50

49

53

 

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

67

75

57

56

56

 

Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi

105

125

124

97

113

 

Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

79

129

149

135

124

 

Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

119

70

116

152

130

 

2

Tổng số tuyển mới

84

195

111

102

137

 

3

Học 2 buổi/ngày

415

450

496

489

476

 

4

Bán trú

415

450

496

489

476

 

5

Nội trú

0

0

0

0

0

 

6

Bình quân số trẻ em / lớp học

27,7

30

33

32,6

29,8

 

7

Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi

415

450

496

489

476

 

    - Nữ

209

209

230

245

237

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

8

Tổng số trẻ em thuộc đối tượng chính sách

0

0

0

0

0

 

    - Nữ

0

0

0

0

0

 

    - Dân tộc

0

0

0

0

0

 

9

Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

0

0

0

0

0

 

10

Tổng số trẻ suy dinh dưỡng cuối năm

4

6

12

13

9

 

    - Thể nhẹ cân

3

2

7

3

3

 

    - Thể thấp còi

4

4

7

12

9

 

11

Tổng số trẻ khuyết tật

0

0

0

0

0

 

    - Số trẻ học hòa nhập

0

0

0

0

0

 

    - Số trẻ học hòa nhập được can thiệp sớm

0

0

0

0

0

 

12

Tổng số trẻ được làm quen tiếng Anh

0

138

199

223

214

 

13

Tổng số trẻ được học tăng cường tiếng Việt

0

0

0

0

0

 

 

b) Công tác phổ cập giáo dục mầm non và kết quả giáo dục

 

Số liệu

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Ghi chú

1

Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷ lệ huy động trẻ em lứa tuổi mầm non tới trường

 

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non

100%

100%

100%

100%

100%

 

 

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trường Mầm non Hương Sen là trường mầm non công lập, đựợc tổ chức Unicef thiết kế, xây dựng và thành lập từ năm 1982. Tên gọi trước đây là Nhà trẻ Hương Sen, năm 1991 được đổi tên là Trường Mầm non Hương Sen. Từ năm 1987 đến 1991 trường trực thuộc Sở GDĐT Khánh Hoà; năm 1992 đến 2002 trực thuộc phòng GDĐT Nha Trang; năm 2002 đến tháng 9/2012 trực thuộc Sở GDĐT Khánh Hoà; tháng 9/2012 đến nay trường trực thuộc Phòng GDĐT Nha Trang, là 1 trong 2 trường Mầm non đầu tiên trong tỉnh đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2005, đạt mức độ II năm 2009, 2014.

Tọa lạc tại số 03 Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, trường Mầm non Hương Sen có diện tích đất sử dụng là 5.690m2, các công trình xây dựng gồm: khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khối phòng tổ chức ăn được xây dựng kiên cố với 01 tầng trệt và 01 tầng lầu; diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ.

Nhà trường có chi bộ độc lập gồm 16 Đảng viên, trực thuộc Đảng Bộ phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang;

Công đoàn cơ sở gồm 52 đoàn viên Công đoàn, trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang;

Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn phường Lộc Thọ thành phố Nha Trang.

Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường là là 52 người, trong đó: Cán bộ quản lý 3 người, giáo viên 34 người, nhân viên 16 người.

Nhiệm vụ của nhà trường là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 476 trẻ từ 1,5 đến 6 tuổi. Với 16 nhóm lớp, trong đó có 04 nhóm nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo. Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Nhà trường đã tổ chức triển khai công tác tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 141/QĐ- MNHS ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Trường mầm non Hương Sen. Hội đồng gồm có 19 thành viên thực hiện công tác tự đánh giá các tiêu chí mức 1,2,3 và mức 4 trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, xác định điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

B.  TỰ ĐÁNH GIÁ

I.  TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Trường Mầm non Hương Sen có cơ cấu tổ chức và quản lý nhà trường theo đúng quy định. Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường đã xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phê duyệt; Nhà trường đã có Hội đồng trường và các hội đồng khác để điều hành hoạt độn của nhà trường.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, điều hành của chính quyền cùng sự phối kết hợp chặt chẽ của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện toàn trường có 16 nhóm, lớp gồm 04 nhóm Nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo với 476 trẻ, được học bán trú tại trường 100%. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm, lớp, quản lý hành chính, tài chính và tài sản, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên, quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

          Mức 1:

a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.

          Mức 2:

          Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

          Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.

 

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường rõ ràng, định hướng được sự phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020 [H1-1-01-01]; phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường [H1-1-01-05], [H1-1-01-06], [H1-1-01-07], [H1-1-01-08].

b) Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn từ 2015 đến 2020 được Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phê duyệt theo quy định [H1-1-01-01].

c) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được công bố rộng rãi dưới hình thức niêm yết tại trường hoặc trên website của trường [H1-1-01-09]; Website của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang [H1-1-01-10].

Mức 2:

Nhà trường có đưa ra các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm và hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân [H1-1-01-02], [H1-1-01-12], [H1-1-01-13], [H1-1-01-14].

Mức 3:

Cuối mỗi học kỳ và cuối năm, nhà trường có sự rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển [H1-1-01-03], [H1-1-01-04]. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ trẻ [H1-1-01-11], [H1-1-01-15].

2. Điểm mạnh:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020 và các nguồn lực của nhà trường được phòng GDĐT Nha Trang phê duyệt, được công khai theo quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung;

- Có các giải pháp giám sát và sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong quá trình tổ chức và thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

3. Điểm yếu:

Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên rà soát và điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với từng năm học, điều kiện của nhà trường và địa phương;

- Huy động tối đa sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức và thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

       5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Mức 1:

a) Được thành lập theo quy định;

b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Hội đồng trường được thành lập theo quyết định của phòng GDĐT Nha Trang [H1-1-02-01] các hội đồng khác được nhà trường thành lập gồm: hội đồng thi đua khen thưởng [H1-1-02-04] và các hội đồng tư vấn khác như: hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm [H1-1-02-05], hội đồng xét nâng lương  [H1-1-02-06], hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi [H1-1-02-07], hội đồng tuyển sinh [H1-1-02-08].

b) Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định [H1-1-02-02], [H1-1-02-03], [H1-1-02-09], [H1-1-02-10], [H1-1-02-11], [H1-1-02-12], [H1-1-02-13].

c) Hoạt động của hội đồng trường và các hội đồng khác được rà soát, đánh giá định kỳ theo quý, học kỳ, năm học [H1-1-02-02], [H1-1-02-03], [H1-1-02-09], [H1-1-02-10], [H1-1-02-11], [H1-1-02-12], [H1-1-02-13].

Mức 2:

Hoạt động của Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng xét nâng lương, hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, hội đồng tuyển sinh hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường được các cấp quản lý công nhận, cụ thể năm học 2017-2018, nhà trường được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là đơn vị xuất sắc của bậc học mầm non tỉnh Khánh Hòa [H1-1-02-14].

2. Điểm mạnh:

- Có đầy đủ Hội đồng trường và các  hội đồng khác theo quy định; các hội đồng thực hiện đầy đủ các quy chế, kế hoạch đề ra;

- Nhà trường thường xuyên cập nhật, triển khai các nội dung theo hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang và các cấp quản lý góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

3. Điểm yếu:

 Nhà trường chưa phổ biến rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định và công nhận vào thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hoạt động của Hội đồng trường còn mang tính hình thức.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên duy trì hiệu quả hoạt động của các hội đồng tư vấn nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường;

- Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng trường nhằm nâng cao hiệu quả của Hội đồng trường;

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, áp dụng rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định vào thực tế công tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường.

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

          Mức 1:

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định.

b) Hoạt động theo quy định.

c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

          Mức 2:

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

Mức 3:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) CĐCS trường Mầm non Hương Sen được thành lập hiện trực thuộc LĐLĐ thành phố Nha Trang [H1-1-03-01]; Chi đoàn TNCS được thành lập từ năm 2015 hiện trực thuộc Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang [H1-1-03-02];

b) CĐCS hoạt động theo phương hướng được thông qua Đại hội Công đoàn [H1-1-03-03], quy chế phối hợp với Chính quyền [H1-1-03-04] và chương trình hoạt động của Đoàn TNCSHCM  [H1-1-03-05] nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

c) Hằng năm, các hoạt động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM được rà soát, đánh giá kết quả hoạt động [H1-1-03-06], [H1-1-03-11]

Mức 2:

a) Nhà trường có Chi bộ độc lập trực thuộc Đảng bộ phường Lộc Thọ, có Chi ủy và 16 đảng viên, trong đó có 14 đảng viên chính thức và 02 đảng viên dự bị [H1-1-03-07] chi bộ hoạt động theo quy chế làm việc [H1-1-03-08] và phương hướng đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020 [H1-1-03-09]; từ năm 2014 đến 2018 Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên [H1-1-03-10]

b) CĐCS và Đoàn TNCSHCM có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường [H1-1-03-06], [H1-1-03-11], [H1-1-03-12], [H1-1-03-13].

Mức 3:

a) Từ năm 2014 đến 2018 Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H1-1-03-10];

b) CĐCS và Đoàn TNCSHCM có đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt các phong trào thi đua, phối hợp cùng nhà trường tổ chức và tham gia tốt các hội thi, giao lưu do các cấp quản lý tổ chức và động viên tập thể cán bộ, đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động vì cộng đồng [H1-1-03-06], [H1-1-03-11], [H1-1-03-12], [H1-1-03-13].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có Chi bộ độc lập với số đảng viên chiếm 30,8% cán bộ giáo viên nhân viên; 05 năm liền Chi bộ được đánh giá và xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Công đoàn cơ sở đã phối hợp tốt với nhà trường trong các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.

3. Điểm yếu:

Hoạt động phong trào của Đoàn TNCSHCM chưa phong phú về hình thức và hiệu quả đạt được chưa cao;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ nhằm lãnh đạo nhà trường, CĐCS và Đoàn TNCSHCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện tốt công tác phối hợp, phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình hành động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM;

- Tăng cường các hoạt động của CĐCS và Đoàn TNCSHCM nhằm đóng góp hiệu quả cho cộng đồng như: tiếp tục thực hiện phong trào trường giúp trường, hành trang cho bé đến trường, các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào, hội thi do các cấp quản lý có thẩm quyền tổ chức.

-  Nhà trường hỗ trợ và tạo điều kiện cho Chi đoàn TNCSHCM tổ chức các hoạt động, phong trào đoàn phong phú về hình thức và đạt hiệu quả cao.

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

          Mức 1:

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

          Mức 2:

a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh.

          Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a)     Nhà trường có hiệu trưởng và đủ 2 phó hiệu trưởng theo qui định tại Điều lệ trường mầm non [H1-1-04-01].

b)Toàn trường có 05 tổ chuyên môn gồm: 01 tổ giáo viên nhà trẻ 19 - 36 tháng, 01 tổ giáo viên mẫu giáo 3-4 tuổi, 01 tổ giáo viên 4-5 tuổi, 01 tổ giáo viên 5-6 tuổi, 01 tổ nấu ăn và 01 tổ văn phòng được thành lập theo quy định từ đầu năm học; tổ văn phòng gồm nhân viên làm công tác y tế trường học, kế toán, bảo vệ và phục vụ. Mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó [H1-1-04-02].

c) Hằng năm, tổ chuyên môn xây kế hoạch hoạt động và thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ văn phòng thực hiện các hoạt động của nhà trường về chăm sóc, dinh dưỡng; giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ; thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên [H1-1-04-03].

Mức 2:

a) Hằng năm, mỗi tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được 01-02 chuyên đề về các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [H1-1-04-04].

b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát đánh giá, điều chỉnh theo tháng, học kỳ và cuối mỗi năm học [H1-1-04-05].

Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường được các cấp quản lý đánh giá cao [H1-1-01-04],             

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1-01-04], [H1-1-02-14].

2. Điểm mạnh:

- Các tổ chuyên môn được thành lập theo cùng nhiệm vụ chuyên môn được phân công như: tổ giáo viên dạy lứa tuổi nhà trẻ 19-36 tháng, giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi và 5-6 tuổi, tổ nấu ăn nên thuận tiện trong công tác tổ chức, thực hiện kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều có tổ trưởng và tổ phó nên đã chủ động trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động, thực hiện có hiệu quả các chuyên đề góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường được các cấp quản lý đánh giá cao.

3. Điểm yếu:

Do số lượng giáo viên hợp động có thời hạn chiếm 23,5 % tổng số giáo viên (08/34 giáo viên) vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ gặp một số khó khăn nhất định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

-Tăng cường công tác chỉ đạo của nhà trường nhằm chỉ đạo và hỗ trợ tốt nhất cho các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất; Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ trưởng và tổ phó trong việc lãnh đạo và điều hành các hoạt động của tổ theo kế hoạch.

- Từ tháng 05/2019 đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang được đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên thay thế cho 08 giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế giúp nhà trường có đội ngũ giáo viên ổn định;

- Tập trung công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt giáo viên mới được tuyển dụng hoặc thuyên chuyển công tác về trường (nếu có).

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

         Mức 1:

a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;

c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.

MỨC 2:

 Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.

          MỨC 3:

 Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường có 16 nhóm lớp, trong đó có 04 nhóm trẻ và 12 lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi cụ thể: 04 nhóm 25-36 tháng, 04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi [H1-1-05-01], [H1-1-05-04].

b)    100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày [H1-1-05-02].

a)     Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập  [H1-1-05-03].

Mức 2:

 Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và  [H1-1-05-03], [H1-1-05-04], cụ thể:

+ 04 nhóm 25-36 tháng, số trẻ không quá 25 trẻ/nhóm;

+ 12 lớp mẫu giáo, số trẻ không quá 31 trẻ/lớp (04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi).

          Mức 3:

Nhà trường có 16 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể: 04 nhóm 25-36 tháng, 04 lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi, 04 lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi [H1-1-05-03], [H1-1-05-04].

2. Điểm mạnh:

- Có đủ các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non hiện hành;

- Nhà trường không có lớp ghép, cơ cấu nhóm, lớp đều (mỗi lứa tuổi có 04 nhóm/ lớp) nên thuận tiện cho việc ổn định trẻ tại các nhóm, lớp; Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

3. Điểm yếu:

Không đáng kể

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì cơ cấu nhóm, lớp (16 nhóm, lớp), tiếp nhận trẻ theo chỉ tiêu được giao và phân chia trẻ theo độ tuổi quy định;

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, duy trì sỉ số trẻ/nhóm, lớp theo chỉ tiêu được giao đến cuối năm;

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc không cho trẻ 5-6 tuổi nghỉ học để học trước chương trình lớp một.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

         Mức 1:

a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

          Mức 2:

a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

          Mức 3:

 Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có những loại hồ sơ theo quy định tại điều lệ trường mầm non như: Hồ sơ văn thư lưu trữ, quản lý trẻ em, quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý tài sản, hồ sơ công khai, quản lý bán trú [H1-1-06-01] [H1-1-06-02], [H1-1-06-03],  [H1-1-06-04], [H1-1-06-05], [H1-1-06-06], [H1-1-06-07],[H1-1-06-08].

b) Hằng năm nhà trường có lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán theo quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt và các quy định hiện hành; Quy chế chi tiêu nội bộ được cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành [H1-1-06-09]; thực hiện tốt việc thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định, nhà trường thực hiện việc công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo [H1-1-06-07]; định kỳ hằng tháng, quý nhà trường tự kiểm tra tài chính, hằng năm tự kiểm tra tài sản theo quy định [H1-1-06-05], [H1-1-06-06].

c) Việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản để phục vụ các hoạt động giáo dục đúng mục đích, đạt hiệu quả [H1-1-06-10], [H1-1-06-11].

          Mức 2:

          a) Nhà trường thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện và điều hành các hoạt động của trường, hiện tại nhà trường đã sử dụng các phần mềm quản lý như: Nutrikids, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản, để thực hiện việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường [H1-1-06-15].

          b) Trong 05 năm liên tiếp nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán [H1-1-06-10], [H1-1-06-11].

          Mức 3:

 Nhà trường có xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương [H1-1-06-12], [H1-1-06-13], [H1-1-06-14], cụ thể:

- Kinh phí huy động được từ nguồn khấu hao cơ sở vật chất của việc tổ chức học thứ bảy, làm quen Tiếng Anh thực hiện theo hàng tháng;

- Kinh phí huy động từ việc tổ chức nuôi và giữ trẻ trong dịp hè và các nguồn kinh phí cha mẹ trẻ tự nguyện ủng hộ để bổ sung cơ sở vật chất và các hoạt động của trẻ (Nguồn kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh) thực hiện theo học kỳ và hàng năm;

- Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, học phí hàng tháng.

          2. Điểm mạnh:

- Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định;

- Thực hiện đầy đủ các quy định về việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản, nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản;

- Có kế hoạch tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

          3. Điểm yếu:

          - Việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ văn thư chưa khoa học;

- Một số phần mềm quản lý bán trú, quản lý tài sản, phần mềm kế toán thường xuyên thay đổi, lỗi kết nối, lỗi dữ liệu nên không thuận tiện cho việc sử dụng, cập nhật.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định;

- Phân công cá nhân phụ trách và lưu trữ hồ sơ theo quy định, bố trí và sắp xếp lại phòng lưu trữ thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu hồ sơ;

- Tiếp tục huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao, hoạt động giám sát của ban Thanh tra nhân dân;

- Thực hiện tốt việc công khai theo quy định;

- Đề xuất với các công ty cung cấp phần mềm quản lý thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và hướng dẫn cho nhân viên, cán bộ quản lý sử dụng các phần mềm quản lý thuận tiện hơn.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên

         Mức 1:

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường.

c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

          Mức 2:

 Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

          a) Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng nghề nghiệp [H1-1-07-01];

          b) Hằng năm nhà trường có phân công nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, phù hợp với vị trí việc làm và năng lực, kinh nghiệm công tác giúp cho mỗi thành viên phát huy năng lực bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H1-1-07-02], [H1-1-07-03];

          c) 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, cụ thể: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được trang bị các điều kiện, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ được giao, được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định, được hưởng mọi quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản theo quy định [H1-1-07-04].

Mức 2:

Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể: tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hội thi do nhà trường và cấp trên tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chuyên môn, nhân diện điển hình tiên tiến ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ quản lý được cử tham gia ban hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh, thanh tra viên cấp thành phố, cấp tỉnh, được tham dự nhiều lớp tập huấn do các cấp quản lý giáo dục tổ chức  [H1-1-01-04], [H1-1-02-14], [H1-1-07-06], [H1-1-07-07].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường tạo nhiều cơ hội để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia phát huy khả năng của bản thân góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Cán bộ quản lý được tham gia Ban Hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh, thanh tra viên cấp tỉnh và thành phố nên thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn do các cấp quản lý triệu tập;

- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

3. Điểm yếu:

Số giáo viên hợp đồng chiếm 08/34 giáo viên ( 23,5%) nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang được tuyển dụng hay tiếp nhận giáo viên nhằm giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động hiệu quả hơn;

- Phân công lao động hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phát huy khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: bắt đầu từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

         Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục của trường được xây dựng phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và kết quả mong đợi của từng độ tuổi được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và điều kiện thực tế địa phương, nhà trường [H1-1-08-01];

b) Nhà trường thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề và kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục hằng ngày cho các độ tuổi từ 19-36 tháng đến mẫu giáo 3-5 tuổi [H1-1-08-01], [H1-1-08-02];

          c) Kế hoạch giáo dục thường xuyên được nhà trường rà soát, đánh giá hằng ngày, sau mỗi chủ đề, có sự điều chỉnh  kịp thời phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường [H1-1-08-02], [H1-1-08-03].

          Mức 2:

Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả, cụ thể: thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường các hoạt động dự giờ, nhân diện điển hình trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức tốt các chuyên đề xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tối đa điều kiện sẳn có của trường nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được cơ quan quản lý đánh giá cao [H1-1-08-04], [H1-1-08-05].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, tháng/chủ đề, tuần và kế hoạch giáo dục hằng ngày phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và kết quả mong đợi của từng độ tuổi được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT và điều kiện thực tế địa phương, nhà trường;

- Nhà trường thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

3. Điểm yếu:

Số giáo viên hợp đồng chiếm 08/34 giáo viên ( 23,5%) nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả;

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn giáo viên cách phát triển chương trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, cụ thể tập trung vào việc tận dụng điều kiện sẳn có, những sự kiện nổi bật diễn ra xung quanh liên quan đến trẻ và nhu cầu, hứng thú của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2019.

- Người thực hiện: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm bồi dưỡng cho 100% giáo viên trong tổ về những nội dung trên.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

         Mức 1:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

          Mức 2:

 Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) 100% Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua Hội nghị công chức viên chức hằng năm và qua các buổi họp hội đồng [H1-1-09-01],[H1-1-01-11];

          b) Trong năm học 2016-2017, nhà trường đã giải quyết 01 trường hợp phản ánh của cha mẹ học sinh về việc cháu nghỉ học vượt số ngày quy định, phụ huynh rút hồ sơ sau đó kêu cứu xét xin nhập học lại. Nhà trường đã giải quyết đúng đúng quy định và thõa đáng [H1-1-09-03].

          c) Hằng năm, nhà trường báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đúng quy định [H1-1-09-04].

          Mức 2:

          Nhà trường có nhiều biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ đảm bảo công khai, minh bạch như: Thường xuyên tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên trong cuộc họp Hội đồng; phổ biến, công khai các chủ trương, hoạt động của nhà trường; Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát các hoạt động của nhà trường; đại diện của Công đoàn và Chi đoàn đều tham gia vào các hội đồng xét nâng lương, khen thưởng, nhà trường thường xuyên tiếp thu ý kiến trực tiếp của cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh toàn trường nhằm thực hiện có hiệu quả những chủ trương, quy định và kế hoạch của nhà trường [H1-1-01-12], [H1-1-03-06], [H1-1-09-04].

2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tham gia giám sát và đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế của nhà trường;

          - Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát các hoạt động của nhà trường theo quy định.

3. Điểm yếu:

Một số giáo viên, nhân viên chưa mạnh dạn trong việc góp ý, xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục thực hiện đúng quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của nhà trường;

- Tăng cường hiệu quả giám sát của ban Thanh tra nhân dân trong các hoạt động của nhà trường;

- Nâng cao vai trò của lãnh đạo của Chi bộ trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường nhằm xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hợp tác, tạo điều kiện để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia ý kiến đóng góp cho các kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở;

- Thời gian thực hiện: từ năm 2019 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

         Mức 1:

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

          Mức 2:

 a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a)     Hằng năm, nhà trường có xây dựng các phương án:

- Đảm bảo an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường [H1-1-10-01], [H1-1-10-04];

- Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh; bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có đầy đủ hợp đồng cung cấp thực phẩm cho bếp ăn của trẻ [H1-1-10-02], [H1-1-10-05], [H1-1-10-06];

- Đảm bảo phương án an toàn phòng, chống cháy, nổ, phòng, chống thảm họa, thiên tai [H1-1-10-03].

          b) Nhà trường có hộp thư góp ý, đường dây nóng, thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong trường, về tình trạng bạo lực học đường [H1-1-10-08], [H1-1-10-07],  [H1-1-10-09]. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất nhằm đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Trong năm học 2018- 2019 nhà trường đã trường lắp đặt 09 camera quan sát cho các khu vực chung của trường góp phần đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong trường [H1-1-10-10], [H1-1-10-11].

c) Nhà trường có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [H1-1-10-09].

          Mức 2:

 a) Hằng năm, nhà trường phổ biến và hướng dẫn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện phương án: Đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực trong nhà trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh, phương án phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thảm họa, thiên tai trong nhà trường [H1-1-01-11], [H1-1-07-01]; hướng dẫn cho trẻ biết phòng và tránh xa những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm, cách phòng bệnh đơn giản, cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra phù hợp với lứa tuổi [H1-1-08-01], [H1-1-08-02]; .

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả [H1-1-10-01], [H1-1-10-02], [H1-1-10-03].

2. Điểm mạnh:

          - Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường không có tình trạng mất an ninh trật tự, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các điều kiện phòng chống cháy, nổ, không xảy ra dịch bệnh trong trường, hằng năm trường được  công nhận đạt đơn vị an ninh trật tự;

- Thường xuyên sửa chữa, cải tạo các khu vực chơi của trẻ và các điều kiện làm việc nên đã thực hiện tốt  công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

          3. Điểm yếu:

          - Có 02 nhân viên bảo vệ chưa được tập huấn công tác bảo vệ an ninh trật tự trường học;

          - Một số khu vực sân chơi của trẻ còn gồ ghề chưa đảm bảo an toàn cho trẻ do công trình xây dựng 02 lớp học phía sân sau.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhân viên về công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ....vào các đợt sinh hoạt chuyên đề; tạo điều kiện cho 02 nhân viên bảo vệ tham gia lớp tập huấn bảo vệ cơ quan đơn vị do công an tổ chức trong 2019;

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, thân thiện và không có tình trạng bạo lực học đường;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân trẻ;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động, nắm bắt và cùng với các cơ quan có liên quan xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháý nổ, thảm họa thiên tai đối với nhà trường;

- Lắp đặt thêm 06 camera ở các khu vực sân chơi của trẻ, tham mưu với UBND thành phố Nha Trang cải tạo lại sân chơi của trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Từ năm học 2014-2015 đến nay, công tác tổ chức và quản lý nhà trường có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020 và các nguồn lực của nhà trường;

- Nhà trường thường xuyên cập nhật, triển khai kế hoạch năm học theo hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang và các cấp quản lý; thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả;

- Nhà trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, các quy định về việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản;

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nhà trường không có tình trạng mất an ninh trật tự, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo các điều kiện phòng chống cháy, nổ, không xảy ra dịch bệnh trong trường, hằng năm trường được  công nhận đạt đơn vị an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức và quản lý nhà trường còn có những điểm yếu cơ bản sau:

- Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường chưa được sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng;

- Những sáng kiến kinh nghiệm đã được thẩm định và công nhận chưa được phổ biến rộng rãi trong thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

- Hoạt động phong trào của Đoàn TNCSHCM chưa phong phú về hình thức và hiệu quả đạt được chưa cao;

- Do số lượng giáo viên hợp động có thời hạn chiếm 23,5% tổng số giáo viên (08/34 giáo viên) vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ gặp một số khó khăn nhất định.

- Việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ văn thư chưa khoa học;

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 10 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 10/10 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/10 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 10/10 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/10 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 05/05 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT:  0/5 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

Phần lớn giáo viên có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình trong các phong trào thi đua do ngành, nhà trường phát động, yêu nghề, mến trẻ tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách hiệu quả.

Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

          Mức 1:

          a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định.

          b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên.

          c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

 

          Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

          Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có 01 hiệu trưởng và đủ 02 phó hiệu trưởng theo quy định trường Hạng I, cụ thể: nhà trường có 01 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm tháng 9/2013, 01 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm tháng 03/2018 (thay thế cho phó hiệu trưởng nghỉ thôi việc từ tháng 06/2017). Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng  công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non từ 17 đến 29 năm; 100% đều có trình độ Đại học Sư phạm mầm non, hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng có trình độ Cử nhân Quản lý giáo dục, 01 phó hiệu trưởng có chứng chỉ Quản lý giáo dục [H2-2-01-01], [H2-2-01-02];

b) Hằng năm, hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng được đánh giá Chuẩn hiệu trưởng theo Quy định tại Thông tư 17/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011đạt từ khá trở lên [H2-2-01-03];

c) Hằng năm, hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cũng như của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H1-1-07-07], [H1-1-07-06].

          Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018) hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt tốt, 01 phó hiệu trưởng đạt khá do mới bổ nhiệm tháng 03/2018) [H2-2-01-03];

b) 100% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận chính trị theo quy định; thường xuyên được bồi dưỡng và học tập chủ trương, chính sách của Đảng và phóa luật của Nhà nước; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm [H2-2-01-01], [H2-2-01-02], [H2-2-01-04].

          Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018) hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt tốt, 01 phó hiệu trưởng đạt khá do mới bổ nhiệm tháng 03/2018) [H2-2-01-03].

          2. Điểm mạnh:

          - Có hiệu trưởng và đủ phó hiệu trưởng theo quy định;

-  Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị theo quy định;

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

          3. Điểm yếu:

Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng cần được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng những kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao;

-Tham gia các lớp tập huấn, các nhiệm vụ khác do phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang phân công;

-         01 phó hiệu trưởng đăng ký tham gia học Cử nhân Quản lý giáo dục (nếu có chỉ tiêu) từ năm 2019;

-         Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tạo được uy tín trong tập thể giáo viên, nhân viên.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

          Mức 1:

a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

          Mức 2:

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

          Mức 3:

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;

          b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường có đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định, cụ thể: có 34 giáo viên mầm non được phân công dạy các lớp nhà trẻ theo cơ cấu 2,5 giáo viên/nhóm, 02 giáo viên/lớp mẫu giáo. Trong số 34 giáo viên, hiện có 08 giáo viên hợp đồng [H2-2-02-01], [H2-2-02-02];

b) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó có (32/34 chiếm tỉ lệ 94,1%) giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo [H2-2-02-03];

c) 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên [H1-1-07-05].

 

Mức 2:

a) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó: Đại học sư phạm mầm non 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %); Cao đẳng sư phạm mầm non     : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %); Trung cấp sư phạm mầm non: 02/34  giáo viên hợp đồng (Chiếm tỉ lệ 5,9 %). Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần ở trình độ Đại học [H2-2-02-03];

b) Trong 05 năm liên tiếp có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc; không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1-01-04].

Mức 3:

a) 100% giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, trong đó: Đại học sư phạm mầm non 23/34 (Chiếm tỉ lệ 67,6 %); Cao đẳng sư phạm mầm non     : 09/34 (Chiếm tỉ lệ 26,5 %); Trung cấp sư phạm mầm non: 02/34 giáo viên hợp đồng (Chiếm tỉ lệ 5,9 %) [H2-2-02-03];

b) Trong 05 năm liên tiếp (Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018), có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc [H1-1-07-05].

          2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định; tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đạo tạo chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 94,1%;

          - Trong 05 năm liên tiếp, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc.

          3. Điểm yếu:

Số lượng giáo viên hợp đồng 8/34 giáo viên, chiếm tỷ lệ 23,5% chưa được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thực hiện đầy đủ chỉ tiêu giáo viên được giao và phân công theo cơ cấu giáo viên/nhóm, lớp đúng quy định;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tập trung những tiêu chí giáo viên chưa thực hiện tốt nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm giúp giáo viên đáp ứng những đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay; động viên cho 04/09 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm mầm non học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

          Mức 1:

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

          Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

          Mức 3:

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a)     Nhà trường có 16 nhân viên đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công [H2-2-03-01], [H1-1-07-03];

b)    Nhân viên được phân công công việc phù hợp với vị trí việc làm và năng lực của từng người [H1-1-07-03];

c)     100% nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao [H2-2-03-02].

Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định, cụ thể: có 16 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên  y tế, 09 nhân viên nấu ăn, 02 nhân viên phục vụ và 03 nhân viên bảo vệ) [H2-2-03-01], [H1-1-07-03];

          b)  Từ năm học 2013-2014 đến 2017-2018, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2-03-02].

          Mức 3:

a) Nhân viên có trình độ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được vị trí việc làm, cụ thể: Nhân viên kế toán có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, nhân viên y tế đã tham gia lớp trung cấp y tế và các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác y tế trường học; 100% nhân viên nấu ăn đã qua các lớp bồi dưỡng về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức dinh dưỡng và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non; nhân viên bảo vệ đã qua lớp bồi dưỡng về công tác bảo vệ cơ quan, đơn vị [H2-2-03-03];

b) Hằng năm, nhân viên kế toán và nhân viên y tế thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm [H2-2-03-04].

2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường có đầy đủ số lượng nhân viên theo quy định, được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của mỗi người;

          - 100% nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu:

Nhân viên nấu ăn chưa thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm do các cấp quản lý tổ chức.

 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp với từng vị trí việc làm theo quy định;

- Tạo điều kiện nhân viên kế toán và nhân viên y tế thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do các cấp quản lý tổ chức;

- Thường xuyên cải thiện môi trường làm việc, trang bị đầy đủ phương tiện làm việc nhằm giúp nhân viên làm việc đạt chất lượng, hiệu quả;

- Đề xuất với các cấp quản lý hỗ trợ thêm một số chế độ chính sách cho nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ và nhân viên bảo vệ nhằm ổn định đời sống và giúp số nhân viên này yên tâm công tác, gắn bó hơn với nhà trường;

- Tạo điều kiện cho nhân viên nấu ăn được bồi dưỡng cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non;

- Đề xuất các cấp quản lý, tạo điều kiện để các trường mầm non hạng I cũng như nhà trường có thêm 01 nhân viên văn thư nhằm giảm bớt áp lực cho 02 nhân viên văn phòng.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận của Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Từ năm học 2014-2015 đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Nhà trường có hiệu trưởng, đủ phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định; tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn đạo tạo chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 94,1%;

          - 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc.

Bên cạnh, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn những điểm yếu cơ bản cần khắc phục trong thời gian tới như:

- Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng cần được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp giúp hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao

- Số lượng giáo viên hợp đồng 8/34 giáo viên, chiếm tỷ lệ 23,5% chưa được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, ảnh hưởng đến chất;

- Nhân viên nấu ăn cần được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm do các cấp quản lý tổ chức.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 03 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 03/03 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/03 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Với khuôn viên rộng rãi tọa lạc tại trung tâm thành phố Nha Trang, trường mầm non Hương Sen được xây dựng trên diện tích đất 5.690m2, bình quân diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ, nhà trường thiết kế khuôn viên sân vườn phù hợp với nhu cầu vui chơi sinh hoạt của trẻ. 100% khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khối phòng tổ chức ăn được xây kiến cố đủ và vượt diện tích/trẻ so quy định;

100% các nhóm, lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ. Nhà trường có khu vệ sinh đảm bảo đủ diện tích sử dụng/trẻ; hệ thống cấp thoát nước đảm bảo yêu cầu sử dụng và vệ sinh.

Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

         Mức 1:

  a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

         c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

          Mức 2:

          a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;

  b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).

          Mức 3:

          Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài  Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường nằm trung tâm thành phố Nha Trang, có diện tích đất sử dụng là 5.690m2, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ; diện tích sàn xây dựng là 2.916 m2 (tính cả tầng 2) [H3-3-01-01], [H3-3-01-02], [H3-3-01-04];

b) Nhà trường có cổng và biển tên trường được treo trang trọng, đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, xung quanh trường có tường rào được xây kiên cố, được vẽ trang trí kết hợp với trồng cây xanh, đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, tạo được môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ [H3-3-01-05], [H3-3-01-03];

        c) Nhà trường có nhiều sân chơi rộng rãi được bố trí ở nhiều khu vực chơi trong trường, mỗi lớp đều có hiên chơi riêng, các sân chơi của trẻ được lát gạch hoặc trải cỏ nhân tạo, các lối đi, khu vực trồng cây xanh được bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng. Diện tích sân chơi của trẻ là 3.500 m2, bình quân diện tích sân chơi/trẻ là 7,5m2/trẻ [H3-3-01-06].

Mức 2:

a) Công trình xây dựng của nhà trường chiếm diện tích 1.515,88 m2 trên diện tích đất 5.690m2 chiếm tỉ lệ 26,6% ; diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập) là 3.500 m2 trên diện tích đất 5.690m2 chiếm tỉ lệ 61,5 % [H3-3-01-01], [H3-3-01-02], [H3-3-01-04];

b) Khuôn viên có tường xây kiên cố ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập [H3-3-01-07], [H3-3-01-08];

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định, có 62 đồ chơi ngoài trời trong và ngoài danh mục quy định được bố trí cho trẻ chơi an toàn, thuận tiện. Trong sân chơi của trẻ có 02 hồ cá đều có rào chắn ngăn cách đảm bảo an toàn cho trẻ và thuận tiện cho trẻ khi quan sát [H3-3-01-09], [H3-3-01-10].

Mức 3:

Sân chơi của trẻ có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động với 02 khu sân cỏ nhân tạo có diện tích 450 m2 có mái che, có hệ thống vòi phun sương khi trời nóng bức giúp trẻ có sân để rèn luyện và phát triển thể chất. Nhà trường có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài  Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ [H3-3-01-02], [H3-3-02-02].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ (Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017);

- Công trình xây dựng và sân vườn được xây dựng đảm bảo được tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non), cụ thể:

+ Diện tích xây dựng/diện tích đất chiếm tỉ lệ 26,6% (Theo chuẩn diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 40% diện tích đất);

+ Diện tích sân vườn sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập)/diện tích đất chiếm tỉ lệ 61,5 % (Theo chuẩn diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập) không nhỏ hơn 40% diện tích đất).

- Sân chơi của trẻ có nhiều cây xanh, cây hoa, cây ăn quả, nhiều khu vực vui chơi khác nhau, nhiều đồ chơi phong phú, đa dạng, đảm bảo an toàn cho trẻ chơi và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm.

3. Điểm yếu:

Một số khu vực chơi của trẻ còn nắng, lối đi bị bong tróc, gồ ghề; mặt bằng sân chơi hiện đang xuống cấp do công trình xây dựng phía sau trường đe dọa đến sự an toàn của trẻ và ảnh hưởng đến mỹ quan của trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì việc bảo quản các công trình, hạn chế thấp nhất việc xuống cấp;

- Trồng thêm cây xanh hay làm giàn hoa ở một số khu vực: vườn côn trùng; sân chơi phía sau, sân khấu ngoài trời….;

          - Lắp đặt thêm 02 hệ thống phun sương ở các khu vực chơi của trẻ; có kế hoạch tu bổ, sửa chữa và làm thêm một số đồ chơi ngoài trời;

- Thường xuyên tôn tạo khuôn viên, cổng, tường rào, loại bỏ kịp thời những nguy cơ mất an toàn cho trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019;

- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn khấu hao cơ sở vật chất và huy động sự ủng hộ của cha mẹ trẻ.

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang xin được cấp kinh phí cải tạo lại sân chơi của trẻ.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

         Mức 1:

a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi.

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

          Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

          Mức 3:

Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường có tất cả 16 phòng học được bố trí cho 04 nhóm nhà trẻ và 12 lớp mẫu giáo, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có 01 phòng [H3-3-01-02], [H1-1-05-03];

b) Nhà trường có 16 phòng sinh hoạt chung; tỷ lệ phòng/nhóm, lớp là 1/1; trong 16 nhóm, lớp, có 06 lớp có phòng ngủ riêng biệt; nhà trường có các phòng chức năng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, làm quen tiếng Anh đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3-01-04];

c) Mỗi phòng, nhóm đều có hệ thống đèn, hệ thống quạt; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học đầy đủ đảm bảo đáp ứng các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường [H3-3-02-02], [H3-3-02-03].

Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 2,02 m2/trẻ; Các phòng chức năng đều đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, cụ thể: có 02 phòng giáo dục thể chất có diện tích 120 m2, 02 phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 81,18 m2, 01 phòng thư viện và làm quen vi tính có diện tích 186,9 m2, 01 phòng làm quen tiếng Anh có diện tích 50,75 m2 [H3-3-01-04];

b) Ở mỗi nhóm, lớp đều có hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [H3-3-02-02], [H3-3-02-03], [H3-3-02-04].

Mức 3:

Có 01 phòng riêng cho trẻ làm quen tiếng Anh có diện tích 50,75 m2, 01 phòng thư viện và làm quen vi tính có diện tích 186,9 m2 để trẻ làm quen vi tính và chơi các trò chơi trên máy tính, 01 phòng Giáo dục âm nhạc diện tích 50,58 m2 dùng để tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, tập văn nghệ...[H3-3-02-05].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có đầy đủ các phòng sinh hoạt chung đảm bảo đủ diện tích cho trẻ sử dụng;

- Có đầy đủ các phòng chức năng riêng biệt, đủ diện tích, đáp ứng nhu cầu học, vui chơi, luyện tập của trẻ;

- Nhà trường có đầy đủ các loại tủ, kệ, giá giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

3. Điểm yếu:

- Trang thiết bị trong một số phòng chức năng (thư viện, vi tính) bị hư, xuống cấp chưa được thay mới kịp thời, số lượng máy vi tính còn thiếu (10 máy);

- Một số kệ, tủ ở phòng giáo dục âm nhạc đã hết hạn sử dụng và hư hỏng cần thay thế, bổ sung.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Bổ sung, mua sắm thay thế số máy vi tính bị hư hỏng tại phòng cho trẻ làm quen tin học trong năm học 2019-2020: 10 bộ máy, năm học 2021-2022: 10 bộ máy vi tính;

- Trang bị toàn bộ kệ, tủ, gương soi tại phòng giáo dục âm nhạc;

- Tổ chức phong trào làm đồ chơi, thiết bị dạy học và xây dựng môi trường giáo dục tại các phòng học, phòng chức năng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2019;

- Kinh phí thực hiện: Từ ngân sách, khấu hao cơ sở vật chất, học phí và sự đóng góp của cha mẹ học sinh.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

         Mức 1:

a) Có các loại phòng theo quy định;

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;

c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.

          Mức 2:

 a) Đảm bảo diện tích theo quy định;

 b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.

Mức 3:

Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

          a) Trường có các loại phòng thuộc khối phòng hành chính - quản trị theo quy định: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, phòng kế toán, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh, khu để xe dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngoài ra, nhà trường còn có phòng lưu trữ, phòng chứa đồ dùng thiết bị dạy học, hội trường [H3-3-01-02], [H3-3-01-04].

         b) Tại các phòng đều được bố trí các trang thiết bị tối thiểu, cụ thể:

- Văn phòng trường có đầy đủ bàn ghế, tủ văn phòng và các biểu bảng theo quy định;

- Phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng đều có máy vi tính, máy in, điện thoại, có đầy đủ bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách, kệ tủ đựng hồ sơ, biểu bảng có nội dung phù hợp với nhiệm vụ phụ trách;

- Phòng y tế, phòng kế toán: có máy vi tính, máy in, điện thoại, có đầy đủ bàn làm việc, máy photo, máy Scan, kệ tủ đựng hồ sơ, biểu bảng có nội dung phù hợp với nhiệm vụ phụ trách;

- Phòng bảo vệ, thường trực được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc có bàn ghế, đồng hồ, sổ theo dõi khách ra vào nhà trường; phòng dành cho nhân viên có tủ, móc để đồ dùng cá nhân;

- Có 03 khu vực vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 02 khu vệ sinh được phân chia nam, nữ, có đầy đủ các thiết bị vệ sinh, hệ thống lavabo rửa tay đảm bảo an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ;

- Nhà trường có 01 hội trường dùng để tổ chức các buổi họp hội đồng, các lớp tập huấn, văn nghệ, lễ hội các cháu có sức chứa 120 người, có sân khấu, 03 máy lạnh, có hệ thống âm thanh, micro, bàn ghế đáp ứng được các hoạt động của nhà trường cũng như của ngành;

- Có 01 phòng lưu trữ và phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học có kệ, tủ đảm bảo đủ cho nhu cầu sử dụng [H3-3-03-01], [H3-3-03-02];[H3-3-01-04].

c) Trường có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí tại khu vực góc sân sau của trường, đảm bảo đủ chỗ để xe cho 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đảm bảo an toàn, trật tự. Khu để xe là nhà tạm được làm từ năm 2004, hiện đang xuống cấp [H3-3-03-03].

Mức 2:

a)     Các phòng của Khối hành chính, quản trị  đảm bảo đủ diện tích sử dụng cụ thể như sau:

- Văn phòng trường có diện tích 33,47.m2,

Phòng hiệu trưởng có diện tích 16,53m2,  02 phòng của phó hiệu trưởng có diện tích 31,89.m2,

- Phòng y tế  có diện tích 15,5m2, phòng kế toán có diện tích 15,95 m2,

- Phòng bảo vệ có diện tích  6m2,  phòng dành cho nhân viên có diện tích: 23,65 m2

- Có 03 khu vực vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên có diện tích 25,68m2,

- Hội trường có diện tích 186,9m2, phòng lưu trữ có diện tích 12,56 m2, phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học có diện tích 11,56 m2  [H3-3-01-04].

 b) Trường có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên diện tích 112.5m2, đảm bảo an toàn, tiện lợi; nhà xe có mái che bằng tôn, được làm từ năm 2004, hiện đang xuống cấp [H3-3-03-03].

Mức 3:

Trường có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non [H3-3-01-02], [H3-3-01-04].

 

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đầy đủ khối phòng hành chính quản trị theo qui định, đủ diện tích sử dụng và được trang bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ.

3. Điểm yếu:

- Khu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhà tạm không phù hợp với tổng thể xây dựng của nhà trường và hiện đang xuống cấp;

- Văn phòng nhà trường hiện có một số mảng tường bong tróc do ảnh hưởng của công trình xây dựng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thường xuyên tu bổ, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, phương tiện làm việc của từng phòng; quán triệt cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế sử dụng tài sản công;

- Có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp văn phòng trường từ kinh phí tự chủ;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020;

- Đề xuất với phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang xin kinh phí làm lại toàn bộ khu để xe dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, dự kiến cuối năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

          Mức 1:

a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

          Mức 2:

          Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

 

          Mức 3:

Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

1. Mô tả hiện trạng:

  Mức 1:

a) Nhà trường có bếp ăn được xây kiên cố [H3-3-04-01];

b) Có kho thực phẩm với diện tích 24m2 được phân chia thành khu vực để các loại thực khô và thực phẩm tươi theo qui định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H3-3-04-01],[H3-3-04-09];

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, đồ dùng lưu mẫu thức ăn hằng ngày của trẻ đúng theo qui định[H3-3-04-04], [H3-3-04-05].

Mức 2:

  Bếp ăn của nhà trường đảm bảo theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non như sau: đảm bảo 0,4 m2/trẻ bếp ăn được thiết kế theo dây chuyền hoạt động bếp một chiều gồm: Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Nhà bếp có đầy đủ thiết bị, đồ dùng, dụng cụ chế biến đảm bảo vệ sinh phục vụ cho 475 trẻ bán trú tại trường [H3-3-04-02]. Bếp có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, đồ dùng lưu mẫu thức ăn cho trẻ bán trú; có đủ nước sử dụng, chất lượng nước được xét nghiệm theo quy định; đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định; đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ [H3-3-04-01], [H3-3-04-02], [H3-3-04-03], [H3-3-04-04], [H3-3-04-05], [H3-3-04-06], [H3-3-04-07], [H3-3-04-08].

          Mức 3:

Nhà trường có bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non (Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT), cụ thể như sau:

- Các khu vực trong bếp đều thông thoáng, có đủ ánh sáng, có cửa lưới chống chuột, ruồi, nhặng hoặc các côn trung có hại;

-Tường được ốp gạch men cao 1m6, trần nhà đổ bêtong, sàn nhà được lát gạch men sạch sẽ, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;

- Mặt bàn sơ chế, chia thức ăn, bếp nấu đầu được làm bằng đá garnit nên dễ lau chùi, vệ sinh; tất cả các đồ dùng, dụng cụ sơ chế, nấu ăn, dụng cụ chia, đựng thức ăn đều sử dụng đồ dùng bằng đồ dùng inox nên dễ làm vệ sinh và không bị thôi nhiễm yếu tố độc hại;

- Có hệ thống nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;

- Có phương tiện tủ đông để bảo quản thực phẩm;

- Có đầy đủ phương tiện và dụng cụ để phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.

 [H3-3-04-02], [H3-3-04-03], [H3-3-04-06], [H3-3-04-07], [H3-3-04-08], [H3-3-04-09].

2. Điểm mạnh:

- Bếp ăn được xây dựng kiên cố, đảm bảo diện tích sử dụng vượt 0,1m2/trẻ so với quy định tại Điều lệ trường mầm non;

- Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non (Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT).

3. Điểm yếu:

Phòng chia ăn riêng biệt chưa được thiết kế riêng biệt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì thực hiện bếp ăn một chiều, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn cho trẻ;

- Có kế hoạch cải tạo một phần phòng nhân viên để thành phòng chia ăn riêng biệt đảm bảo yêu cầu từ nguồn kinh phí tự chủ;

          - Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2019.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

          Mức 1:

a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

          Mức 2:

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.

          Mức 3:

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1.     Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT [H3-3-02-03];

b) Ngoài đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, giáo viên đã tự làm đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ, 100% đồ dùng tự làm đều đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ [H3-3-05-05], [H3-3-05-06];

c) Hằng năm, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được kiểm kê, sửa chữa kịp thời [H3-3-05-01], [H3-3-05-02].

Mức 2:

a) 100% máy tính của trường đều được kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học, cụ thể: số máy phục vụ cho công tác quản lý là 6 máy, số máy phục vụ cho hoạt động giáo dục 20 máy đã được giáo viên khai thác nhiều trò chơi như: Quả tảo màu nhiệm, Kidsmart, Bé vui học; happykids và một số trang trên mạng internet phù hợp với trẻ; 100% nhóm lớp có tivi màn hình phẳng kết nối internet đã giúp giáo viên có thêm phương tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhà trường còn có 01 màn hình cảm ứng 55 inch thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động tại phòng thư viện và vi tính [H3-3-05-03], [H3-3-05-04];

b) Nhà trường có đầy đủ các thiết bị dạy học theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H3-3-02-03]; [H3-3-05-06];

c) Hằng năm, nhà trường đều có bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm. Cha mẹ trẻ cũng thường xuyên hỗ trợ đồ chơi cho trẻ vào dịp đầu năm học bình quân 02 đồ chơi/năm học [H3-3-05-01], [H3-3-05-05],[H3-3-05-05].

 

 

Mức 3:

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm trong và ngoài danh mục quy định được đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3-05-07].

2. Điểm mạnh:

- 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

- Giáo viên tự làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ;

- Đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

 3. Điểm yếu:

 - Việc sử dụng thiết bị điện tử chưa đạt hiệu quả cao ở một số giáo viên;

- Một số giáo viên chưa chủ động trong việc được khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non;

- Tổ chức có chất lượng Hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo; huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, các nguồn kinh phí khác nhằm bổ sung nguồn đồ dùng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Hướng dẫn giáo viên biết sử dụng và khai thác chức năng của các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác nguồn tư liệu phù hợp từ interrnet để ứng dụng vào thực tế dạy và học;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

         Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

         Mức 1:

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2:

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

          1. Mô tả hiện trạng:

         Mức 1:

a) 100% các nhóm, lớp đều có phòng vệ sinh riêng cho trẻ sử dụng, có 03 khu vệ sinh dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật [H3-3-06-01];

b) Nhà trường có hệ thống thoát nước vào hệ thống thoát nước của thành phố Nha Trang nên đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch được cung cấp bởi Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa, đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ [H3-3-06-02], [H3-3-04-06];

          c) Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom rác thải, việc thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường được thực hiện hằng ngày; rác được đựng trong thùng bằng nhựa composite có nắp đậy, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng [H3-3-06-03], [H3-3-04-07].

Mức 2

a) Phòng vệ sinh cho trẻ được xây dựng khép kín trong phòng của mỗi nhóm, lớp, thuận tiện khi sử dụng. Diện tích của phòng vệ sinh đảm bảo 0,48 m2/trẻ, trong mỗi phòng vệ sinh đều có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh có các thiết bị như:

- Đối với phòng vệ sinh cho trẻ nhà trẻ có vòi nước rửa tay, máng tiểu, bệ xí, vòi tắm;

- Đối với phòng vệ sinh cho trẻ mẫu giáo có vòi nước rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái, vòi tắm.

- Nhà trường có 03 khu vệ sinh dành cho cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 02 khu vệ sinh được phân chia nam, nữ, có đầy đủ các thiết bị vệ sinh, hệ thống lavabo rửa tay đảm bảo an toàn, vệ sinh và thẩm mỹ [H3-3-01-02], [H3-3-06-01], [H3-3-01-04].

b) Nhà trường sử dụng nguồn nước ăn uống và nước sinh hoạt từ Công ty cấp thoát nước Khánh Hòa; nhà trường có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước của thành phố Nha Trang nên không để nước ứ đọng xung quanh trường, lớp. Nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt hằng ngày không để tồn đọng rác thải trong nhà trường, rác thải được chứa tạm trong 04 thùng đựng rác loại 120 kg. Có thùng rác thu gom và xử lý rác thải của phòng y tế [H3-3-06-02], [H3-3-04-06], [H3-3-06-04], [H3-3-04-07].

2. Điểm mạnh:

- Phòng vệ sinh cho trẻ được xây dựng khép kín trong phòng của mỗi nhóm, lớp, thuận tiện khi sử dụng. Diện tích của phòng vệ sinh đảm bảo 0,48 m2/trẻ, trong mỗi phòng vệ sinh đều có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái;

- Việc thu gom rác thải được thực hiện hằng ngày, các khu vực trong trường không có tình trạng đọng nước hay ô nhiễm.

3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa bổ sung kịp thời một số dụng cụ chứa rác thải bị hư hỏng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì vệ sinh sạch sẽ ở tất cả các khu vực của trường, thực hiện việc chứa rác tạm thời đúng quy định;

- Có kế hoạch mua sắm, sửa chữa những dụng cụ chứa rác, phân loại rác, tuyệt đối không để rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực gây ô nhiễm môi trường.

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Từ năm học 2014-2015 đến nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, diện tích đất sử dụng bình quân là 12 m2/trẻ (Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017);

- Công trình xây dựng và sân vườn được xây dựng đảm bảo được tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non),

- Nhà trường có đầy đủ các phòng sinh hoạt chung, các phòng chức năng riêng biệt, bếp ăn, khối phòng hành chính quản trị, phòng vệ sinh đảm bảo diện tích sử dụng, có đầy đủ trang thiết bị làm việc và phục vụ học tập;

- 100% nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

- Đa số giáo viên biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn một số điểm yêu cần khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Một số khu vực chơi của trẻ còn nắng, lối đi bị bong tróc, gồ ghề; mặt bằng sân chơi hiện đang xuống cấp do công trình xây dựng phía sau trường đe dọa đến sự an toàn của trẻ và ảnh hưởng đến mỹ quan của trường.

- Cần trang bị kịp thời các trang thiết bị hư hỏng xuống cấp, đồ dùng dụng cụ vệ sinh;

- Khu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhà tạm hiện đang xuống cấp;

- Văn phòng nhà trường hiện có một số mảng tường bong tróc do ảnh hưởng của công trình xây dựng.

- Phòng chia ăn riêng biệt chưa được thiết kế riêng biệt.

- Một số giáo viên chưa chủ động trong việc được khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, một số giáo viên sử dụng thiết bị điện tử chưa đạt hiệu quả cao.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 06 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 06/06 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/06 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 06/06 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/06 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 05/05 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/05 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Có thể khẳng định trong nhiều năm qua, nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

 Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập hằng năm theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã nhiệt tình hỗ trợ cùng với lớp, trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, hỗ trợ cho nhà trường các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ được vui chơi, sinh hoạt.

 Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

         Mức 1:

 a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

          b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

          c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

         Mức 2:

 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.

          Mức 3:

 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được thành lập vào đầu mỗi năm học và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H4-4-01-01] ,[H4-4-01-02];

          b) Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hoạt động theo từng năm học trên cơ sở nhiệm vụ năm học của nhà trường [H1-1-01-15];

          c) Ban đại diện cha mẹ học sinh hằng năm tổ chức thành lập và tổ chức họp cha mẹ học sinh 03 lần/năm học theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ nhằm hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt các hoạt động đã đề ra và đạt kết quả cao [H1-1-10-09].

          Mức 2:

Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục như phối hợp với nhà trường trong việc tạo tâm thế cho trẻ đến trường, hỗ trợ cho các hoạt động lễ hội, các hội thi cô và trẻ, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của nhà trường; phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ [H4-4-01-01], [H1-1-01-15], [H1-1-10-09], [H1-1-01-04], [H4-4-01-03].

Mức 3:

Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh như: Huy động các nguồn lực hỗ trợ về cơ sở vật chất, khen thưởng trẻ, huy động trẻ ra lớp, phối hợp với nhà trường  tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lễ hội cho trẻ, cùng nhà trường tham gia các hoạt động vì cộng đồng... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ [H1-1-10-09], [H4-4-01-04], [H1-1-03-14].

2. Điểm mạnh:

          - Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học;

- Thực hiện tốt các hoạt động phối hợp với nhà trường trong nhiều hoạt động, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

          3. Điểm yếu:

          Hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ chưa phong phú.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục tổ chức hoạt động và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo kế hoạch;

- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đến cha mẹ học sinh; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động vì cộng đồng;

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

         Mức 1:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

          c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2:

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Mức 3:

 Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

a) Nhà trường tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường như tham mưu về công tác tuyển sinh, công tác phổ cập giáo dục, phòng chống dịch bệnh, an ninh trật tự trường học được đảm bảo [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03];

b) Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng bí thư chi bộ với Đảng ủy Phường Lộc Thọ, qua các buổi họp Nghị quyết và các hoạt động cùng với địa phương như tuyển sinh, phổ cập giáo dục, phòng chống dịch bệnh [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03];

Thông qua thông qua các buổi họp với cha mẹ học sinh, qua các hoạt động lễ hội, hội thi của trẻ, qua các giờ đón và trả trẻ, nhà trường đã phối hợp với cha mẹ học sinh tuyên truyền mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ [H4-4-01-04], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06];

c) Nhà trường đã thực hiện tốt công tác huy động và sử dụng tốt các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định, cụ thể: sử dụng và chi đúng mục đích quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị cha mẹ học sinh ủng hộ theo đúng quy định, công khai rõ ràng [H4-4-01-06], [H4-4-01-04], [H3-3-05-06].

          Mức 2:

a) Nhà trường đã tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển, thực hiện tốt công tác tuyển sinh huy động đủ số trẻ được giao, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, không có tình trạng dịch bệnh xảy ra trong trường, công tác an ninh trật tự được đảm bảo [H1-1-01-01], [H4-4-02-01], [H4-4-02-02], [H4-4-02-03], [H1-1-10-01];

b) Nhà trường đã phối hợp tốt với các cha mẹ học sinh, đoàn thể trên địa bàn phường Lộc Thọ, công an phường để hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Mừng Ngày Hội bé đến trường, Bé vui Hôi Trăng rằm, Bé vui đón tết, Hội khỏe măng non, Viếng Đền Hùng, Tham quan Công viên Võ Văn Ký, các hoạt động tham quan, dã ngoại.... [H4-4-01-04], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06];

Mức 3:

          Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, được nhân dân tin tưởng và hài lòng, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa [H4-4-02-04],[H4-4-02-07].

          2. Điểm mạnh:

-  Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương;

- Làm tốt công tác huy động và sử dụng tốt cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

3. Điểm yếu:

          Công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các trẻ chưa nhiều.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì tốt công tác tham mưu, phối với cấp ủy Đảng, chính quyền phường Lộc Thọ;

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục;

- Mở rộng công tác phối hợp với các tổ chức, danh nghiệp trên địa bàn phường cũng như trên địa bàn thành phố Nha Trang;

- Thời gian: Từ năm học 2018-2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Từ năm học 2014-2015 đến nay, mốiqQuan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học; phối hợp với nhà trường trong nhiều hoạt động, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

-  Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương;

Bên cạnh đó, nhà trường còn một số điểm yêu cần khắc phục sau:

-         Hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cha mẹ trẻ chưa phong phú;

- Công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các trẻ chưa nhiều.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 02 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 02/02 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/02 (chiếm tỉ lệ 0%)

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Có thể nói, từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường đã tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt được kết quả cao, tạo được uy tín trong phụ huynh và nhân dân trên địa bàn thành phố Nha Trang. Nhà trường đã xây dựng được môi trường phong phú hơn, thực hiện các biện pháp nuôi dạy hiệu quả nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.

Nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp quy định và điều kiện nhà trường trên cơ sở có tham khảo hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

         Mức 1:

          a) Tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non theo kế hoạch;

          b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;

          c) Định kỳ, rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

          Mức 2:

          a) Tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non đảm bảo chất lượng;

          b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hoá địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ;

          Mức 3:

          a) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;

          b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học, tháng/chủ đề, kế hoạch ngày dựa trên chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang [H5-5-01-01], [H5-5-01-02];

b) Trên cơ sở tận dụng điều kiện thực tế, sự kiện, những tình huống cụ thể và nhu cầu hứng thú của trẻ, nhà trường đã xây dựng và phát triển chương trình giáo dục trên cơ sở Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với quy định và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang [H1-1-08-01], [H1-1-08-02];

 c) Thông qua việc đánh giá trẻ hằng ngày, đánh giá cuối chủ đề và các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ 02 lần/tháng, giáo viên đã rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp [[H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-01-03].

Mức 2:

a)Nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo chất lượng thể hiện ở những điểm sau: Xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục đúng chế độ sinh hoạt hằng ngày, đạt được mục tiêu đề ra. Đa số giáo viên đã tiếp cận và vận dụng tốt phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay, tổ chức lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, học bằng chơi, chơi mà học [H5-5-01-01], [H1-1-01-04], [H1-1-08-03], [H5-5-01-02];

b) Nhà trường phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với quy định và hướng dẫn của các cấp quản lý, phù hợp với văn hoá địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H1-1-01-04].

Mức 3:

a)Trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc về hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định [H5-5-01-04], [H1-1-01-04];

 b) Hằng năm, nhà trường cùng các tổ chuyên môn tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1-01-04], [H1-1-08-03], [H5-5-01-02], [H5-5-01-03].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ;

- Nhà trường có tham khảo một số hình thức tổ chức hoạt động, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách làm đồ dùng, đồ chơi của chương trình giáo dục một số nước để áp dụng có hiệu quả vào thực tế tại đơn vị.

 3. Điểm yếu:

- Một số giáo viên (hợp đồng) gặp khó khăn trong viêc phát triển chương trình giáo dục;

- Một số giáo viên chưa thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì việc thực hiện và phát triển chương trình theo hướng dẫn của các cấp quản lý và điều kiện thực tế của nhà trường;

- Thường xuyên rà soát và điều chỉnh nội dung chương trình đáp ứng khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ;

-  Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

- Tham khảo và vận dụng chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

          Mức 1:

          a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

          b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;

          c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.

          Mức 2:

          Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

          Mức 3:

          Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

          1. Mô tả hiện trạng:

          Mức 1:

          a) Đa số giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường [H1-1-08-01], [H1-1-08-02],[H1-1-01-04], [H5-5-01-02];

b) Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H1-1-01-04], [H5-5-01-02];

c) Đa số giáo viên đã biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế như thông qua các thời điểm và các dạng hoạt động học, vui chơi trong ngày, thông qua các tình huống có thật, các hoạt đông giao lưu, lễ hội, dã ngoại, hội thi của trẻ…[H1-1-08-01], [H1-1-08-02],[H5-5-02-02], [H5-5-02-03].

Mức 2:

Đa số giáo viên tổ chức tốt các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế thông qua các hoạt động học bằng chơi, chơi mà học, tạo được sự hứng thú đạt được mục tiêu đề ra [H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-02-02], [H5-5-02-03], [H5-5-01-02].

          Mức 3:

Nhà trường đã tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”, cụ thể:

- Môi trường bên trong lớp học được sắp xếp gòn gàng, trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đồ chơi, học liệu mở phong phú, đa dạng; nhiều góc chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi, đáp ứng thực hiện nội dung chương trình;

- Môi trường giáo dục bên ngoài nhóm, lớp được thiết kế với nhiều khu vực chơi phong phú đa dạng như: vườn cổ tích, vườn côn trung, khu vui chơi thể chất, khu khám phá âm thanh, khu vực chơi và trải nghiệm với cát, nước, khu vực nuôi các con vật, các lối đi, hành lang cũng được tận dụng để tạo không gian và môi trường cho trẻ được chơi, học….đáp ứng nhu cầu vui chơi trải nghiệm của trẻ toàn trường;

Ngoài môi trường vật chất, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, hội thi, các hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động giao lưu giúp trẻ có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm và phát triển.

[H1-1-08-01], [H1-1-08-02], [H1-1-08-03], [H5-5-02-02], [H5-5-02-02], [H4-4-02-05], [H4-4-02-06], [H5-5-02-04]

          2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, phòng phú, đa dạng tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm theo nhu cầu và hứng thú của trẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen;

          - Đa số giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

          3. Điểm yếu:

Một số giáo viên chưa tận dụng tốt môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Tiếp tục duy trì việc thực hiện linh hoạt các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bồi dưỡng cho giáo viên biết cách tận dụng điều kiện, môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả;

- Thường xuyên cải tạo, bổ sung môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phong phú đáp ứng việc thực hiện nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu hoạt động, trải nghiệm của trẻ.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

         Mức 1:

a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;

c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biên pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học.

          Mức 2:

          a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoạc người giám hộ về các vấn đề liên quan tới sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo quy định;

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiệp so với đầu năm học.

          Mức 3:

Có ít nhất 95% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

         1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Hằng năm, nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ít nhất 01 lần/ năm học [H5-5-03-01];

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định.[H5-5-03-02], [H5-5-03-04];

c) Có 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biên pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học [H5-5-03-02], [H5-5-03-03], [H5-5-03-04], [H5-5-03-05].

Mức 2:

          a) Thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, vào các thời điểm đón và trả trẻ nhà trường và các giáo viên đã tư vấn cho cha mẹ trẻ hoạc người giám hộ về các vấn đề liên quan tới sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần của trẻ [H4-4-01-01],[H5-5-03-06], [H5-5-03-07].

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng đủ và vượt nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016, cụ thể:

- Đối với trẻ Nhà trẻ: dinh dưỡng tại trường đạt 884/800 Kcal (đạt 111% nhu cầu chuẩn), Protein đạt 34/30 gam (đạt 113% nhu cầu chuẩn), Gluxit đạt 112/100 gam (đạt 112% nhu cầu chuẩn), Lipid đạt 31/31 gam (đạt 100% nhu cầu chuẩn);

- Đối với trẻ Mẫu giáo: dinh dưỡng tại trường đạt 951/820 Kcal (đạt 116% nhu cầu chuẩn), Protein đạt 32/30 gam (đạt 107% nhu cầu chuẩn), Gluxit đạt 134/118 gam (đạt 114% nhu cầu chuẩn), Lipid đạt 27/24 gam (đạt 113% nhu cầu chuẩn);

[H1-1-06-08] (Tính theo số thống kê học kỳ I, năm học 2018-2019)

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiệp so với đàu năm học [H5-5-03-02], [H5-5-03-03].

Mức 3:

Có trên 98% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường [H5-5-03-02], [H5-5-03-05].

         2. Điểm mạnh:

          - Nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường;

- Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường.

           3. Điểm yếu:

- Trẻ thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng cân năng của trẻ chậm cải thiện;

- Nhu cầu các năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ tại trường còn vượt so với quy định chuẩn.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường;

- Thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, không để tình trạng vượt quy định chuẩn kéo dài;

- Tăng cường công tác tuyên truyền đối với cha mẹ học sinh về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

          - Tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe nhằm hạn chế sự tăng cân nhanh ở một số trẻ thừa cân;

          - Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2019.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

          Mức 1:

          a) Tỉ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; Trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

          b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;

          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

          Mức 2:

         a) Tỉ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; Trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

          b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;

          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (Nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.

          Mức 3:

         a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;

          b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (Nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.

          1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a) Tỉ lệ chuyên cần đạt 96% đối với trẻ 5 tuổi, 91,5% đối với trẻ dưới 5 tuổi [H1-1-05-03], [H5-5-04-01];

 b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

          c) Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập, tuy nhiên đối với một số trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm hay có hoàn cảnh khó khăn đều được được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân [H1-1-08-02].

Mức 2:

a) Tỉ lệ chuyên cần đạt 96% đối với trẻ 5 tuổi, 91,5% đối với trẻ dưới 5 tuổi [H1-1-05-03], [H5-5-04-01];

 b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

 c) 100% trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, phát âm được đánh giá có tiến bộ so với đầu năm [H1-1-08-02], [H5-5-01-03].

Mức 3:

 a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% (trên tổng số trẻ 5 tuổi học tại trường) [H5-5-04-03], [H5-5-04-04];

         b) Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

          2. Điểm mạnh:

          - Tỉ lệ chuyên chăm của trẻ 5 tuổi và dưới 5 tuổi đạt tỉ lệ cao hơn so yêu cầu;

          - 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

          3. Điểm yếu:

          Tỉ lệ chuyên cần đạt chưa đồng đều giữa các tháng và trẻ dưới 5 tuổi, đặt biệt là trẻ nhà trẻ.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

          - Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi, đặc biệt nâng tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ;

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh đối với trẻ, phối hợp gia đình chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ;

          - Duy trì và giữ vững chỉ tiêu hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi.

          - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

          Kết luận tiêu chuẩn 5 : Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

          Có thể nói, với sự cố gắng liên tục của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, trường mầm non Hương Sen đã có được kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non và sự kỳ vọng của cha mẹ trẻ.

          Từ năm học 2014-2015 đến nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đã có những điểm mạnh nổi bật sau:

- Thực hiện đầy đủ chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 đúng quy định và thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ;

- Nhà trường đã tổ chức tốt môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, phòng phú, đa dạng tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm theo nhu cầu và hứng thú của trẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen;

          - Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường

- Tỉ lệ chuyên chăm của trẻ 5 tuổi và dưới 5 tuổi đạt tỉ lệ cao hơn so yêu cầu; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

          Bên cạnh đó, nhà trường vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục như sau:

- Một số giáo viên chưa thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Một số giáo viên chưa tận dụng tốt môi trường sẳn có để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả;

- Trẻ thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng cân năng của trẻ chậm cải thiện;

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 04 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 04/04 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/04 (chiếm tỉ lệ 0%)

II. TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG THUỘC MỨC 4

  Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

         1. Mô tả hiện trạng:

- Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc về hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cách bố trí sân vườn, làm các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ mầm non để áp dụng vào thực tiễn của nhà trường mang lại hiệu quả giáo dục nhất định;

- Nhà trường đã tham khảo và áp dụng một số hoạt động giáo dục thể chất, nghệ thuật, trải nghiệm, khám phá, ngôn ngữ và các hoạt động giao lưu, dã ngoại của các nước để vận dụng vào thực tế phù hợp với trẻ và chương trình hiện hành góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. [H5-5-01-04], [H1-1-01-04];

- Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục này chưa được khai thác nhiều.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã bắt đầu tham khảo chương trình giáo dục của một số nước tiên tiến và vận dụng thực tế tại trường mang lại hiệu quả nhất định.

 3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa mạnh dạn áp dụng rộng rãi chương trình vì cần có sự định hướng cũng như chỉ đạo cụ thể hơn từ các cấp quản lý giáo dục.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục tham khảo và áp dụng nhiều mô hình có hiệu quả vào việc phát triển chương trình giáo dục của trường thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ;

- Đề xuất với các cấp quản lý cần có sự chỉ đạo, định hướng và giới thiệu cho cơ sở những chương trình, mô hình hay, hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi tại các đơn vị;

- Xây dựng kế hoạch tham quan, học hỏi những mô hình hay mà các đơn vị bạn đã thực hiện và có hiệu quả.

          5. Tự đánh giá: KHÔNG ĐẠT

         Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng:

- 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp được xếp loại từ khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt và 40,2% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá [H1-1-07-05];

 - Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, cụ thể: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn về đào tạo trở lên, phần lớn giáo viên đã chủ động trong việc xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục năm học, tháng, ngày; chủ động trong các phong trào thi đua, xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm, chủ động đề xuất với nhà trường trong công tác rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ [H1-1-07-05], [H2-2-02-03], [H6-6-02-01].

2. Điểm mạnh:

- Trong 05 năm liên tiếp, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 59,9% giáo viên đạt mức xuất sắc;

- Phần lớn đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

 3. Điểm yếu:

Một số giáo viên hợp đồng chưa đáp ứng được những yêu cầu nâng cao chất lượng của trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tập trung những tiêu chí giáo viên chưa thực hiện tốt nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm giúp giáo viên đáp ứng những đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong biên chế nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thực hiện tốt công tác phân công lao động nhằm giúp giáo viên có cơ hội để học tập phấn đấu và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác;

- Thực hiện tốt công tác nhân điển hình tiên tiến, phát huy vai trò và ảnh hưởng của những giáo viên cốt cán, giáo viên có thành tích trong công tác giảng dạy;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

         1. Mô tả hiện trạng:

- Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non, cụ thể như sau:

+ Sân chơi chung: Diện tích đảm bảo 5 m2/trẻ;

+ Sân chơi chung ngoài trời bao gồm đường chạy dài 30m (rộng 2,5m), có hố cát rộng 40 m2, có 12 chậu rửa tay ở 04 khu vực chơi ngoài trời của trẻ, có bể vầy nước có độ sâu 0,2m;

+ Có 06 sân tập thể dục cho trẻ có diện tích bình quân 1,5 m2/trẻ, diện tích mỗi sân tập 120 m2;

+ Sân chơi của nhóm trẻ em, lớp mẫu giáo; Có 02 sân chơi riêng cho trẻ nhà trẻ có diện tích sân chơi riêng có diện tích 1,5m2/trẻ em (đối với nhà trẻ), trước mỗi lớp mẫu giáo đều có khu vực chơi riêng của lớp và có diện tích 2m2/trẻ;

+ Nhà trường có khu vườn rau của bé để trẻ tập trồng trọt, chăm sóc với diện tích 200m2 , đảm bảo 0,3m2/trẻ.

[H3-3-01-02], [H3-3-01-04],[H3-3-01-06], [H3-3-01-07], [H3-3-01-08],[H6-6-03-01].

- Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện, cụ thể:

+ Sân chơi của trẻ, nhà trường bố trí nhiều khu vực vui chơi khác nhau như: Vườn Cổ tích, Khu chơi phát triển vận động, Vườn Côn trùng, khu khám phá âm thanh, khu vui chơi tìm hiểu cát, nước….với nhiều đồ chơi, thiết bị ngoài trời phong phú, đa dạng đảm bảo an toàn và thu hút 100% tham gia chơi;

+ Bên trong lớp học được bố trí và sắp xếp nhiều góc chơi với đồ dùng, đồ chơi phong phú tạo nhiều cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

[H3-3-01-06], [H3-3-01-07], [H3-3-01-08].

2. Điểm mạnh:

- Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi phong phú, có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non;

 - Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp phong phú, đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

 3. Điểm yếu:

Khu vui chơi với cát, nước, vườn rau của bé xuống cấp và hư hỏng do ảnh hưởng của công trình xây dựng trong năm học 2017-2018.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì việc bảo quản các công trình tại sân vườn hạn chế thấp nhất việc xuống cấp;

- Thường xuyên tôn tạo khuôn viên, cổng, tường rào, loại bỏ kịp thời những nguy cơ mất an toàn cho trẻ;

- Thường xuyên bổ sung đồ chơi, thiết bị ở các góc chơi trong và ngoài nhóm, lớp;

- Nâng cấp và cải tạo khu vui chơi cát, nước và vườn rau của bé tạo không gian cho trẻ hoạt động;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019-2020.

- Kinh phí thực hiện: Đề xuất từ nguồn kinh phí nhà nước.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.

  1. Mô tả hiện trạng:

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố gồm 01 tầng trệt và 01 tầng lầu [H3-3-01-02], [H3-3-01-04]; Nhà trường không có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể:

+ 100% máy tính của trường đều được kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học gồm 06 máy phục vụ công tác quản lý, 20 máy phục vụ cho công tác giáo dục;

+ 100% nhóm lớp có tivi màn hình phẳng kết nối internet đã giúp giáo viên có thêm phương tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhà trường còn có 01 màn hình cảm ứng 55 inch, 02 tivi tại các phòng chức năng thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động tại phòng thư viện vi tính, làm quen tiếng Anh và giáo dục am nhạc [H3-3-05-03], [H3-3-05-04]

- Sân chơi của trẻ có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động với 02 khu sân cỏ nhân tạo có diện tích 450 m2 có mái che, có hệ thống vòi phun sương khi trời nóng bức giúp trẻ có sân để rèn luyện và phát triển thể chất [H3-3-01-02], [H3-3-01-04], [H3-3-01-08].

- Nhà trường tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo [H6-6-04-01].

2. Điểm mạnh:

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố;

-  Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Có khu vực riêng để phát triển thể chất cho trẻ.

 3. Điểm yếu:

- Nhà trường không có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Nhà trường mới chỉ tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch phối hợp với Hội kho học tâm lý tỉnh Khánh Hòa và Chi hội tâm lý mâm fnon thành phố Nha Trang để thành lập và tổ chức hoạt động phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ, thời gian thực hiện tháng 8/2019;

- Nhà trường phối hợp với cha mẹ trẻ để liên kết tổ chức 01 lớp học bơi cho trẻ mẫu giáo dự kiến thực hiện từ năm học 2019-2020.

Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng:

Từ năm học 2015 đến nay, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường, cụ thể những mục tiêu chính như sau:

Mục tiêu chung

- Xây dựng nhà trường phát triển toàn diện về mọi mặt, tạo được uy tín và thương hiệu theo phương châm hành động “Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường”

- Tiếp tục xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV mạnh dạn tự tin, năng động, sáng tạo, hợp tác có khả năng đáp ứng với các yêu cầu đổi mới:100% CBQL có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị, 100% đạt trình độ trên chuẩn, 94,1% giáo viên có trình độ ĐHSPMN;

- Cải tạo, chống thấm phần mái của 2 dãy phòng học và dãy phòng làm việc;

- Hoàn thiện trang thiết bị tại các phòng chức năng; xây dựng ,bổ sung đồ dùng, dụng cụ cho các khu vực phát triển thể chất cho trẻ; bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp, các khu vực chơi của trẻ.

- Xây dựng môi trường bên ngoài xanh, sạch, đẹp, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm một cách hiệu quả nhất;

- Xây mới 02 phòng học cho trẻ.

- Làm tốt công tác y tế trường học, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

2. Điểm mạnh:

        Nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường;

 3. Điểm yếu:

Đội ngũ giáo viên chưa ổn định (có 08/34 giáo viên hợp đồng chiếm tỷ lệ 23,5%)  vì vậy, công tác bồi dưỡng, rèn kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên cũng gặp một số hạn chế nhất định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì và hoàn thành những mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015-2020;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;

- Giữ vững “Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường”;

- Đề xuất với phòng GDĐT Nha Trang thực hiện công tác tuyển dụng hoặc tiếp nhận 08 giáo viên hợp đồng trong nhằm giúp nhà trường có được đội ngũ giáo viên trong biên chế ổn định;

- Thời gian thực hiện từ năm học 2019-2020.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền cộng đồng ghi nhận.

  1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường luôn duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đầu tư xây dựng môi trường giáo dục phong phú đáp ứng nhu cầu vui chơi, tìm hiểu của trẻ [H1-1-02-14];

Trong 05 năm qua nhà trường đều đạt danh hiệu Trường Tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được Ủy ban nhân dân tính Khánh Hòa tặng Bằng khen. Trong năm học 2017-2018, nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bậc học mầm non vàđược Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về đạt Giải Xuất sắc trong Hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận

 [H1-1-02-14], [H5-5-02-04], [H4-4-02-04], [H6-6-06-01].

2. Điểm mạnh:

Kết quả giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường đều vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

 3. Điểm yếu:

Không có

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì phong trào thi đua trong đơn vị, nhân điển hình tiến tiến đối với những cán bộ giáo viên nhân viên có nhiều thành thích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ;

- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ trẻ và cộng đồng hiểu và ủng hộ nhiều hơn nữa góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.

          5. Tự đánh giá: ĐẠT

 

Kết luận mức 4:

Từ năm học 2014-2015, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc thược hiện và phát triển Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

- 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố; có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; có khu vực riêng để phát triển thể chất cho trẻ; Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi phong phú, có diện tích đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non;

- Nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường;

- Kết quả giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường đều vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

 Bên cạnh đó để đạt được những kết quả vượt trội hơn so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, nhà trường cần khắc phục những điểm yếu sau:

- Nhà trường cần tổ chức  phòng tư vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ;

- Nhà trường mới chỉ tổ chức được 01 môn thể thao Arobic cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.

- Khu vui chơi với cát, nước, vườn rau của bé xuống cấp và hư hỏng do ảnh hưởng của công trình xây dựng trong năm học 2017-2018.

- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng rộng rãi chương trình tham khảo các nước, một số giáo viên hợp đồng chưa đáp ứng được những yêu cầu nâng cao chất lượng của trường.

Số lượng tiêu chí được đánh giá: 06 tiêu chí

- Số lượng tiêu chí ĐẠT                    : 04/06 (chiếm tỉ lệ 66,7%) (Tiêu chí 2,3,5,6)

- Số lượng tiêu chí KHÔNG ĐẠT     : 02/06 (chiếm tỉ lệ 33,3,7%) (Tiêu chí 1,4)

 

 

 

 

III. KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình xây dựng kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, Hội đồng tự đánh giá đã rà soát nội hàm các chỉ báo của từng tiêu chí, tập hợp minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá.Nhà trường đã tự rà soát lại tất cả các mặt về công tác tổ chức và quản lý nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nhà trường đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí để từ đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điều kiên thực tế nhằm đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và giúp nhà trường phát triển về mọi mặt.

          Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3 như sau:

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 1          : 25/25 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/25 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 2          : 25/25 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/25 (chiếm tỉ lệ 0%)

- Số lượng tiêu chí ĐẠT mức 3          : 19/19 (chiếm tỉ lệ 100%); KHÔNG ĐẠT: 0/19 (chiếm tỉ lệ 0%)

Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 4 như sau:

- Số lượng tiêu chí ĐẠT                    : 04/06 (chiếm tỉ lệ 66,7%) (Tiêu chí 2,3,5,6)

- Số lượng tiêu chí KHÔNG ĐẠT     : 02/06 (chiếm tỉ lệ 33,3,7%) (Tiêu chí 1,4)

          - Mức đánh giá của trường mầm non: Mức 3

          - Trường mầm non đề nghị đạt KĐCLGD Cấp độ 3 và Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2

 

                              Lộc Thọ, ngày 20.tháng 4 năm 2019

                             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                               Đinh Thị Nhật Trinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III: PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC MINH CHỨNG

TT

Mã minh chứng

Tên minh chứng

Số, ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát

Nơi ban hành hoặc nhóm, cá nhân thực hiện

 

Nơi lưu trữ

Ghi chú

1

[H1-1-01-01]

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020

Số 19/CL-MNHS ngày 02/02/2015

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

2

[H1-1-01-02]

Kế hoạch năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

3

[H1-1-01-03]

Báo cáo sơ kết Học kỳ I

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

4

[H1-1-01-04]

Báo cáo tổng kết năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

5

[H1-1-01-05]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Nha Trang, nhiệm kỳ 2015-2020;

 

Thành ủy Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

6

[H1-1-01-06]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đảng bộ phường Lộc, thành phố Nha Trang, nhiệm kỳ 2015-2020

 

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ

Phòng hiệu trưởng

 

7

[H1-1-01-07]

Quyết định phê duyệt xây 02 phòng học cho trường mầm non Hương Sen

UBND thành phố Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

8

[H1-1-01-08]

Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên huy động trẻ mầm non từ 12-36 tháng tuổi đến trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

Số 2560/QĐ-UBND ngày 30/8/2017

UBND tỉnh Khánh Hòa

Phòng hiệu trưởng

 

9

[H1-1-01-09]

Các hình ảnh, tư liệu chiến lược phát triển của nhà trường đã được đưa tin trên website trường, bản tin nhà trường.

Tháng 03/2019

Nhóm phụ trách tiêu chuẩn 1

Phòng hiệu trưởng

 

10

[H1-1-01-10]

Đường dẫn truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Phòng GDĐT có đăng tải chiến lược phát triển của nhà trường.

Tháng 03/2019

Nhóm phụ trách tiêu chuẩn 1

 

 

11

[H1-1-01-11]

Sổ Nghị quyết họp Hội đồng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

12

[H1-1-01-12]

Báo cáo hoạt động của Ban TTND (Giám sát việc thực hiện NQ Hội nghị CCVC)

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Ban Thanh tra nhân dân

Phòng hiệu trưởng

 

13

[H1-1-01-13]

Biên bản họp Hội đồng trường (có sự tham gia của CBQL, GV, NV, cha mẹ trẻ và địa phương)

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

14

[H1-1-01-14]

Kế hoạch giám sát của Hội đồng trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

15

[H1-1-01-15]

Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

16

[H1-1-02-01]

QĐ thành lập Hội đồng trường, nhiệm kỳ 2012- 2017 và 2017-2022.

- Số 1299/QĐ-GDĐT-HC ngày 23/10/2012;

- Số……./QĐ-GDĐT-HC ngày …./…../2017;

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

17

[H1-1-02-02]

Quy chế hoạt động của Hội đồng trường nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020.

-Số 43/QC-MNHS ngày 20/12/2012;

-Số …../QC-MNHS ngày …./…../2017;

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

18

[H1-1-02-03]

Biên bản họp của Hội đồng trường nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020.

Trong nhiệm kỳ 2012-2017 và 2017-2020

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

19

[H1-1-02-04]

QĐ thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

20

[H1-1-02-05]

QĐ thành lập Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

21

[H1-1-02-06]

QĐ thành lập Hội đồng xét nâng lương

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

22

[H1-1-02-07]

QĐ thành Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

23

[H1-1-02-08]

QĐ thành lập Hội đồng tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

24

[H1-1-02-09]

Hồ sơ Hội đồng thi đua khen thưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

25

[H1-1-02-10]

Hồ sơ Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

HS SKKN

26

[H1-1-02-11]

Hồ sơ Hội đồng xét nâng lương

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

27

[H1-1-02-12]

Hồ sơ Hội thi giáo viên dạy giỏi.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

28

[H1-1-02-13]

Hồ sơ Hội đồng tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

29

[H1-1-02-14]

Kết quả thi đua các năm học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

30

[H1-1-03-01]

Quyết định Chuẩn y BCH CĐCS, nhiệm kỳ 2014-2017 và nhiệm kỳ 2017-2020.

Số      /QĐ-LĐLĐ ngày    /…/20

Liên đoàn Lao động thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

31

[H1-1-03-02]

Quyết định thành lập Chi đoàn TNCSHCM.

Số      /QĐ-BCHCĐ ngày    /…/20

Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

32

[H1-1-03-03]

Phương hướng hoạt động của CĐCS

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

33

[H1-1-03-04]

Quy chế phối hợp giữa CĐCS với nhà trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

34

[H1-1-03-05]

Chương trình hoạt động của Đoàn TNCSHCM

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Chi đoàn TNCSHCM Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

 

35

[H1-1-03-06]

Báo cáo tổng kết hoạt động CĐCS

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

CĐCS Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

36

[H1-1-03-07]

Quyết định chuẩn y Bí thư và phó bí thư chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

-Số 04-QĐ/ĐU ngày 26/01/2015;

-Số 24-QĐ/ĐU ngày 20/9/2017.

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

37

[H1-1-03-08]

Quy chế làm việc của Chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

 

-Số 03-QĐ/CB 26 ngày 27/01/2015;

- Số 02/QC-CB 26 ngày 27/9/2017.

Chi bộ 26- Trường MN Hương Sen.

Phòng Hiệu trưởng

 

38

[H1-1-03-09]

Phương hướng hoạt động của Chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

Nhiệm kỳ 2015-2017 và 2017-2020.

Chi bộ 26- Trường MN Hương Sen.

Phòng Hiệu trưởng

 

39

[H1-1-03-10]

Quyết định công nhận kết quả phân tích chất lượng đảng viên và phân loại chi bộ.

Từ năm 2014 đến năm 2018.

Đảng Ủy Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

40

[H1-1-03-11]

Báo cáo tổng kết hoạt động của Chi đoàn.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Chi đoàn TNCSHCM

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

41

[H1-1-03-12]

Kết quả thi đua của CĐCS.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

LĐLĐ thành phố Nha Trang và LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

 

42

[H1-1-03-13]

Kết quả thi đua của Chi đoàn

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Đoàn Phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang.

Phòng lưu trữ (Chi đoàn)

 

43

[H1-1-03-14]

Thống kê các hoạt động vì cộng đồng (hoạt động trường giúp trường, hiến máu nhân đạo…)

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Công đoàn cơ sở

Phòng lưu trữ (Công đoàn)

 

44

[H1-1-04-01]

QĐ bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Phòng GDĐT Nah Trang

Phòng hiệu trưởng

 

45

[H1-1-04-02]

Quyết định thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; phân công nhiệm vụ các thành viên.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

46

[H1-1-04-03]

Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

47

[H1-1-04-04]

Hồ sơ thực hiện chuyên đề chuyên môn của tổ chuyên môn.

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

48

[H1-1-04-05]

Báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học của tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Năm học 2014-2015 đến năm 2018-2019.

Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Phòng hiệu trưởng

 

49

[H1-1-05-01]

Danh sách trẻ của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

50

[H1-1-05-02]

Hồ sơ theo dõi bán phiếu ăn các năm

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

51

[H1-1-05-03]

Sổ theo dõi trẻ của các nhóm, lớp

 

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

52

[H1-1-05-04]

Quyết định giao chỉ tiêu trẻ, nhóm lớp các năm.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019.

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng hiệu trưởng

 

53

[H1-1-06-01]

Quyết định ban hành danh mục hệ thống hồ sơ của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

54

[H1-1-06-02]

Hồ sơ văn thư lưu trữ (văn bản nội bộ, công văn đi, công văn đến)

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng lưu trữ

 

55

[H1-1-06-03]

Hồ sơ quản lý trẻ em

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

56

[H1-1-06-04]

Hồ sơ quản lý chuyên môn

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

57

[H1-1-06-05]

Hồ sơ quản lý tài chính

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

58

[H1-1-06-06]

Hồ sơ quản lý tài sản

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

59

[H1-1-06-07]

Hồ sơ công khai

Năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

60

[H1-1-06-08]

Hồ sơ quản lý bán trú

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

61

[H1-1-06-09]

Quy chế chi tiêu nội bộ (đã được phê duyệt)

Năm 2014 đến năm 2018

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

62

[H1-1-06-10]

Biên bản kiểm tra việc quản lý sử dụng tài chính

Tháng    năm 2016

Thanh tra thành phố Nha Trang

Phòng kế toán

 

63

[H1-1-06-11]

Biên bản kiểm tra việc quản tài sản, trang thiết bị dạy học.

Tháng    năm 2017

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng kế toán

 

64

[H1-1-06-12]

Kế hoạch ngắn hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

 

65

[H1-1-06-13]

Kế hoạch trung hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

66

[H1-1-06-14]

Kế hoạch dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

67

[H1-1-06-15]

Hợp đồng mua các phần mềm quản lý.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

68

[H1-1-07-01]

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

 

69

[H1-1-07-02]

QĐ phân công chuyên môn

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

70

[H1-1-07-03]

Bảng quy định vị trí việc làm từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019.

Năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

 

71

[H1-1-07-04]

Hồ sơ đánh giá công chức viên chức

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

72

[H1-1-07-05]

Hồ sơ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các năm học.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

73

[H1-1-07-06]

Bảng tổng hợp kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của CCVC

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

74

[H1-1-07-07]

Các công văn triệu tập các lớp tập huấn, hội họp, kiểm tra của cán bộ quản lý

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

75

[H1-1-08-01]

Kế hoạch giáo dục của trường, của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen và các nhóm, lớp.

- Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

76

[H1-1-08-02]

Kế hoạch giáo dục theo tháng, chủ đề của các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019

Các nhóm, lớp

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn.

 

77

[H1-1-08-03]

Sổ sinh hoạt chuyên môn của nhà trường

Năm học 2014-2015  đến năm học 2018-2019.

Trường MN Hương Sen và các tổ chuyên môn.

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn.

 

78

[H1-1-08-04]

Biên bản kiểm tra chuyên đề nuôi dạy

Năm kiểm tra

Phòng GDĐT Nha Trang

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

79

[H1-1-08-05]

Biên bản kiểm tra y tế trường học

Các năm học

Các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Phòng phó Hiệu trưởng bán trú

 

80

[H1-1-09-01]

Hồ sơ Hội nghị công chức viên chức

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

81

[H1-1-09-02]

Quy chế dân chủ cơ sở

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

82

[H1-1-09-03]

Hồ sơ tiếp dân

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

83

[H1-1-09-04]

Báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

84

[H1-1-10-01]

Hồ sơ an ninh trật tự (có phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực trong nhà trường)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

85

[H1-1-10-02]

Hồ sơ y tế trường học (có nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống dịch bệnh)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

86

[H1-1-10-03]

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

87

[H1-1-10-04]

QĐ công nhận nhà trường đạt đơn vị an ninh trật tự

Năm 2013 đến năm 2018

Cấp có thẩm quyền

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

88

[H1-1-10-05]

Hợp đồng mua bán thực phẩm cho bếp ăn của trẻ.

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

89

[H1-1-10-06]

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Năm  2014

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

90

[H1-1-10-07]

Nội quy của nhà trường (có nội dung tiếp nhận ý kiến của cha mẹ học sinh)

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

91

[H1-1-10-08]

Hình ảnh hộp thư góp ý.

Thời điểm tháng 01/2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

92

[H1-1-10-09]

Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

93

[H1-1-10-10]

Hợp đồng lắp đặt camera

Năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng

 

94

[H1-1-10-11]

Kế hoạch sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất

Năm học 2014-2015 và năm học 2018-2019

Trường MN  Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

95

[H2-2-01-01]

Các quyết định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của hiệu trưởng

Ngày tháng cấp

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

96

[H2-2-01-02]

Các quyết định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị của phó hiệu trưởng

Ngày tháng cấp

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

97

[H2-2-01-03]

Kết quả đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Phòng Giáo dục và Đào tạo Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

98

[H2-2-01-04]

Bảng tổng hợp kết qủa lấy ý kiến tín nhiệm đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của GVNV trong trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 2

Phòng Hiệu trưởng

HS nhân sự

99

[H2-2-02-01]

Bảng phân công chuyên môn của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

100

[H2-2-02-02]

Bảng lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

101

[H2-2-02-03]

Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn của  giáo viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

Hồ sơ nhân sự

102

[H2-2-03-01]

Quyết định giao chỉ tiêu biên chế, nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019;

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

103

[H2-2-03-02]

Kết quả đánh giá, xếp loại nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019;

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

104

[H2-2-03-03]

Bảng tổng hợp trình độ đào tạo của nhân viên

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

Hồ sơ nhân sự

105

[H2-2-03-04]

Công văn triệu tập nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ/giấy chứng nhận….

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Cấp có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

 

Hồ sơ nhân sự

106

[H3-3-01-01]

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày cấp trên giấy chứng nhận

UBND thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

107

[H3-3-01-02]

Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà trường

Ngày trên hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Hiệu trưởng

 

108

[H3-3-01-03]

Biên bản kiểm tra y tế trường học các năm.

Các năm học

Cơ quan y tế

Phòng Hiệu trưởng

 

109

[H3-3-01-04]

Bảng thống kê công trình xây dựng trên diện tích đất của trường

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

110

[H3-3-01-05]

Hình ảnh khuôn viên trường (cổng, biển tên, tường rào)

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

111

[H3-3-01-06]

Hình ảnh sân chơi

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

112

[H3-3-01-07]

Hình ảnh sân vườn (có cây xanh, vườn cây, hồ cá)

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

113

[H3-3-01-08]

Hình ảnh khu vực chơi phát triển thể chất.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

114

[H3-3-01-09]

Danh mục các thiết bị tự làm.

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

115

[H3-3-01-10]

Danh mục đồ chơi ngoài trời

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

116

[H3-3-02-01]

Hình ảnh các phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, các phòng chức năng.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng bán trú

 

117

[H3-3-02-02]

Sổ tài sản của trường, nhóm, lớp;

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Kế toán

 

118

[H3-3-02-03]

Sổ thiết bị dạy học của nhà trường, nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

119

[H3-3-02-04]

Hình ảnh các kệ tủ, tài liệu bố trí trong các phòng học, phòng chức năng.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

120

[H3-3-02-05]

Hình ảnh phòng làm quen ngoại ngữ, tin học, âm nhạc.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phó hiệu trưởng chuyên môn

 

121

[H3-3-03-01]

Sổ theo dõi tài sản các phòng khối phòng hành chính, quản trị

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

122

[H3-3-03-02]

Hình ảnh các phòng Khối hành chính- quản trị.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

123

[H3-3-03-03]

Hình ảnh khu để xe của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

124

[H3-3-04-01]

Hồ sơ thiết kế xây dựng bếp ăn

Ngày cấp

Sở GDĐT Khánh Hòa

Phòng Hiệu trưởng

 

125

[H3-3-04-02]

Giấy chứng nhận bếp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày cấp

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

126

[H3-3-04-03]

Biên bản kiểm tra của cơ quan Y tế về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Cơ quan có thẩm quyền

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

127

[H3-3-04-04]

Hình ảnh tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

128

[H3-3-04-05]

Sổ lưu mẫu thức ăn hằng ngày

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

129

[H3-3-04-06]

Kết quả xét nghiệm nước

Năm 2014 đến năm 2019

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

130

[H3-3-04-07]

Hợp đồng thu gom và xử lý rác thải

Năm 2014 đến năm 2019

Công ty môi trường đô thị

Kế toán

 

131

[H3-3-04-08]

Sổ tài sản, công cụ, dụng cụ bếp

Năm 2014 đến năm 2019

Trường MN Hương Sen

Kế toán

 

132

[H3-3-04-09]

Hình ảnh chụp bếp ăn, vật dụng trong bếp, khu vực chứa rác thải và thức ăn thừa.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Phó Hiệu trưởng bán trú

 

133

[H3-3-05-01]

Biên bản kiểm kê tài sản, thiết bị dạy học hằng năm.

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

134

[H3-3-05-02]

Kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị dạy học

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

135

[H3-3-05-03]

Bảng thống kê máy tính (theo sổ tài sản của nhà trường)

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng Hiệu trưởng

 

136

[H3-3-05-04]

Hợp đồng cung cấp dịch vụ nối mạng Internet

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

137

[H3-3-05-05]

Hồ sơ Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

138

[H3-3-05-06]

Thống kê danh mục thiết bị dạy học do giáo viên tự làm

Năm 2014 đến 2019

Trường MN Hương Sen

Phòng kế toán

 

139

[H3-3-05-07]

Hồ sơ kiểm tra, dự giờ của giáo viên`

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn

 

140

[H3-3-06-01]

Ảnh chụp các phòng vệ sinh của trẻ và khu vệ sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

141

[H3-3-06-02]

Hợp đồng cung cấp nước

Năm 2014-2019

Cty TNHH cung cấp nước Khánh Hòa

Phòng kế toán

 

142

[H3-3-06-03]

Hình ảnh chụp khu vực chứa rác thải.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

143

[H3-3-06-04]

Ảnh chụp cống rãnh, hệ thống thoát nước của trường.

Tháng 03/2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 3

Phòng hiệu trưởng

 

144

[H4-4-01-01]

Biên bản họp cha mẹ học sinh của trường và các nhóm, lớp

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

145

[H4-4-01-02]

Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhóm, lớp và của trường.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

146

[H4-4-01-03]

Hình ảnh về các hoạt động phối hợp cha mẹ học sinh.

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Nhóm công tác tiêu chuẩn 4

Phòng Hiệu trưởng

 

147

[H4-4-01-04]

Hồ sơ công tác xã hội hóa

Năm học 2014-2015 đến 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

148

[H4-4-02-01]

Kế hoạch tuyển sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

149

[H4-4-02-02]

Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

150

[H4-4-02-03]

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

151

[H4-4-02-04]

Quyết định công bố chỉ số hài lòng.

Năm 2016

UBND thành phố Nha Trang

Phòng Hiệu trưởng

 

152

[H4-4-02-05]

Kế hoạch tổ chức hoạt động lễ hội

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

153

[H4-4-02-06]

Các hình ảnh, video các hoạt động lễ hội

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

154

[H4-4-02-07]

Quyết định công nhận nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

155

[H5-5-01-01]

Báo cáo công khai chất lượng giáo dục của nhà trường

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

156

[H5-5-01-02]

Kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

157

[H5-5-01-03]

Hồ sơ đánh giá trẻ.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

158

[H5-5-01-04]

Chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới mà trường tham khảo

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

159

[H5-5-02-01]

Hình ảnh môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

160

[H5-5-02-02]

Hình ảnh giáo viên tận dụng môi trường trong và ngoài lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

161

[H5-5-02-03]

Sản phẩm của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

162

[H5-5-02-04]

Bằng khen của Bộ GDĐT về xây dựng môi trường giáo dục.

Năm học 2017-2018

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

163

[H5-5-03-01]

Hợp đồng giữa nhà trường và cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

164

[H5-5-03-02]

Hồ sơ khám sức khỏe của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

165

[H5-5-03-03]

Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

166

[H5-5-03-04]

Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

167

[H5-5-03-05]

Báo cáo công tác y tế trường học.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng y tế

 

168

[H5-5-03-06]

Kế hoạch tuyên truyền với cha mẹ học sinh

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

169

[H5-5-03-07]

Hình ảnh các góc tuyên truyền.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng bán trú

 

170

[H5-5-04-01]

Bảng tổng hợp chuyên cần toàn trường.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

171

[H5-5-04-02]

Hồ sơ PCGDMNCTENT

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

172

[H5-5-04-03]

Sổ đăng bộ

 

Trường MN Hương Sen

Phòng Hiệu trưởng

 

173

[H5-5-04-04]

Danh sách trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

174

[H6-6-01-01]

Các hoạt động giáo dục, các trang thông tin tham khảo.

Năm tham khảo

Nhóm công tác mức 4

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

175

[H6-6-02-01]

Bảng tổng hợp thành tích của đội ngũ giáo viên.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

176

[H6-6-03-01]

Hình ảnh hố chơi cát, nước, vườn rau, vườn cây của bé.

Thời điểm tháng 03/2019

Nhóm công tác mức 4

Phòng hiệu trưởng

 

177

[H6-6-04-01]

Thống kê trẻ tham gia học Arobic

Tháng 03/2019

Nhóm công tác mức 4

Phòng phó hiệu trưởng chuyên môn

 

178

[H6-6-05-01]

Báo cáo đánh giá chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020

Tháng 03/2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

179

[H6-6-06-01]

Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019

Trường MN Hương Sen

Phòng hiệu trưởng

 

                                                                                                                                      Lộc Thọ, ngày 29  tháng 03 năm 2019

                                                                                                                                      TRƯỞNG NHÓM CÔNG TÁC

  

 

 

 

Đinh Thị Nhật Trinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   
  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON LỘC THỌ 2
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Tel: 0258.3523875
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnltho2-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT