KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THI GVDG NĂM HỌC:2013 - 2014 (LỚP 4 - 5 TUỔI - Vòng 1)
 
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Kể chuyện “MÈO CON LẠC ĐƯỜNG”

  -   Lứa tuổi              :  4 - 5 tuổi

-    Số trẻ                 :  18 trẻ

-    Tên giáo viên    :  Lê Thị Yên

-    Thời gian dạy    :  20 - 25 phút

-    Ngày thực hiện :  03/4/2014

   I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ được trình tự diễn biến của câu chuyện “Mèo con lạc đường”.

- Trẻ biết được một số ngữ điệu giọng của các nhân vật trong câu chuyện “Mèo con lạc đường” và biết kể chuyện cùng cô.

2. Kỹ năng

- Trẻ nói được diễn biến của câu chuyện và nói được lời thoại và thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong câu truyện.

- Trẻ kể được câu chuyện cùng cô.

3. Thái độ

- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn và biết cảm ơn khi được giúp đỡ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Cảnh khu rừng được bố trí trên tường.

- Mô hình kể chuyện và các nhân vật trong truyện: Mèo Con, Chim Sẻ, Thỏ Trắng (Bằng rối tay).

- Nhạc nền kể chuyện, đĩa thu các âm thanh như: tiếng chim hót, nước suối chảy, tiêng gió, tiếng mèo kêu....

- Nhạc bài hát “Thỏ trắng đáng yêu” (Tự sáng tác theo nội dung câu chuyện)

- Cô thuộc và kể chuyện diễn cảm (chú ý giọng Chim Sẻ núi thánh thót, nhanh nhẹn; giọng Mèo Con nhẹ nhàng, có lúc hốt hoảng lo sợ, có lúc vui mừng; giọng Thỏ trắng tự tin, dứt khoát)

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một rối ngón tay các nhân vật trong truyện (Mèo hoặc Thỏ hoặc Chim)

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thu hút (1-2 phút)

- Cô và trẻ vào rừng chơi, kết hợp mở đĩa có các âm thanh như: tiếng gió, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng Mèo kêu….

- Cô trò chuyện với trẻ về các âm thanh, hình ảnh trong khu rừng. Cô hỏi trẻ: tiếng bạn nào khóc? (Bạn Mèo)

- Cô dẫn dắt giới thiệu vào câu chuyện “Mèo con lạc đường”.

 

- Trẻ tham gia cùng cô

 

 

- Trẻ trả lời

2. Hoạt động 1:  Kể chuyện “ Mèo con lạc đường” (18-20 phút)

* Kể lần 1: Cô kể toàn bộ câu chuyện cho trẻ nghe, chú ý đến ngữ điệu, giọng các nhân vật và thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Cô hỏi trẻ:

  + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Mèo con, Chim Sẻ núi, Thỏ trắng)

  + Vì sao Mèo con bị lạc đường? (Vì Chim Sẻ núi đã vô tình ăn hết những hạt kê mà Mèo con đánh dấu đường cho khỏi lạc)

  + Làm thế nào Mèo con về được đến nhà? (Nhờ bạn Chim Sẻ núi và Thỏ trắng giúp đỡ nên Mèo con đã về đến nhà)

* Kể lần 2: Cô kể diễn cảm câu chuyện kết hợp sử dụng rối tay và nhạc nền.

- Đàm thoại:

+ Thấy Mèo con khóc, Chim Sẻ núi hỏi bạn như thế nào?

(Vì sao bạn khóc thế hả Mèo con?)

+ Mèo con sụt sùi nói như thế nào? (Meo…meo…meo tôi đã đánh dấu đường bằng hạt kê nhưng ai đã ăn hết rồi, nên tôi không tìm được đường về nhà. Tôi bị lạc rồi! Meo…meo…meo!)

+ Chim Sẻ núi đã nói gì với Mèo con?

(Xin lỗi Mèo con, chính tớ đã ăn những hạt kê của bạn đấy vì tớ không biết)

+ Thỏ Trắng nói gì khi Mèo Con nhờ tìm đường về nhà? (Được, được bạn cứ yên tâm, trong khu rừng này nhà ai mà tớ chẳng biết. Nào chúng ta cùng đi)

+ Khi về đến nhà, Mèo con đã reo lên như thế nào ? (A! nhà của mình đây rồi! Cảm ơn bạn Thỏ trắng! Cảm ơn bạn Thỏ trắng! Hoan hô bạn Thỏ trắng! Hoan hô bạn Thỏ trắng !!!)

- Trong quá trình đàm thoại, cô kết hợp giải thích cho trẻ hiểu tâm trạng của các nhân vật, tập cho trẻ tập nói rõ lời và ngữ điệu giọng các nhân vật (Tập theo tốp, cá nhân). Cô kết hợp giáo dục trẻ phù hợp theo nội dung truyện (Ví dụ : Nếu bị lạc đường, cháu sẽ làm gì ?......).

- Cô cho trẻ chọn và hỏi trẻ về nhân vật mà trẻ yêu thích (mỗi trẻ 1 con rối ngón tay là các nhân vật trong chuyện).

 * Kể lần 3: Cô và trẻ cùng kể

Cô là người dẫn truyện và gợi ý để trẻ tập kể lại câu chuyện cùng cô.

 

 

- Trẻ chú ý lắng nghe

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô kể

 

- Trẻ trả lời và tập lại theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ chọn và trả lời theo suy nghĩ của mình. Trẻ tập kể chuyện cùng cô.

 3. Hoạt động 2: Hát và vận động bài  “Thỏ trắng đáng yêu” (Tự biên) (2-3 phút)

- Mở nhạc, cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát 1-2 lần.

 

 

- Trẻ thực hiện cùng cô



  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn - Nha Trang
Tel: (058)3.523.875 / 3.527.247
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnhsen-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT