MỤC TIÊU - NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM BÉ VÀ GIA ĐÌNH (3 -4 tuổi)
 
LỚP MẪU GIÁO BÉ C- TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
MỤC TIÊU –  NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
4 TUẦN (Từ 18/10/2013 đến 22/11/2013)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

CÁC HOẠT ĐỘNG

GHI CHÚ

II. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

aDinh dưỡng-sức khỏe

- Biết được các bữa ăn trong ngày ở trường và ở nhà...

-Nhận biết các bữaăn, món ăn tại gia đình

Kể tên và giới thiệu các món ăn trong ngày ở trường và ở gia đình

 

- Biết được một số vật
dụng gây nguy hiểm đến tính mạng

- Nhận biết những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng

- Cho cháu nhận biết một số vật dụng không an toàn cho cơ thể : sắc nhọn, vật nhọn, hột hạt…

 

- Trẻ biết cách rửa tay bằng xà phòng

- Rửa tay bằng xà phòng

-Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng

 

b/ Phát triển vận động :

- Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung

1. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp:

- Tập bài tập phát triển chung: Tay, bụng, chân, bật

 

- Biết thực hiện các bài VĐCB: Bò theo đường dích dắc, đi kiểng gót trong khoảng 2m

- Bò theo đường dích dắc

 

- Đi kiễng gót

- Tập VĐCB:

+ Bò theo đường dích dắc

+ Đi kiểng gót

 

- Biết cách chơi một số trò chơi vận động và tham gia chơi hứng thú cùng bạn

- Chơi: trò chơi vận động

- TCVĐ : Về đúng nhà, tôi bảo, nhảy qua bóng nắng. chuyển gạch về nhà, Trú mua, ai chạy nhanh nhất….

+ TCDG: Lộn cầu vồng, Kéo co, chi chi chành chành…


 

Trẻ biết cách cầm bút và cầm bút bằng tay phải để tô màu

Sử dụng bút

-Tô màu gia đình của bé

- Tô màu ngôi nhà

 

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Môi trường xung quanh

- Trẻ biết gọi tên những người thân trong gia đình, biết địa chỉ của gia đình mình.
- Biết được công việc mà các thành viên trong gia đình thường làm.


- Tên, công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình

 

* Trò chuyện về gia đình của bé

* Trò chuyện về ngôi nhà của bé

- Đàm thoại với trẻ về gia đình bé có những ai, tên và công việc của các thành viên trong gia đình.

- Trò chuyện về các kiểu nhà, địa chỉ, số điện thoại
- Trò chuyện về nghề của bố mẹ

 

- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm nổi bật, công dụng một số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ hiểu về các nhu cầu của gia đình 

( nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu giải trí, quan tâm lẫn nhau


- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng, bảo vệ đồ dùng gia đình.

- Tìm hiểu nhận biết gọi tên, đặc điểm nổi bật, công dụng, chất liệu ( gỗ,  nhựa, kim loại) của một số đồ dùng trong gia đình.

*Trò chuyện về một số ĐD trong gia đình



- Cho trẻ nhận biết về các nhu cầu của gia đình ( nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu giải trí, quan tâm lẫn nhau, nhu cầu mặc, nhu cầu chăm sóc sức khỏe)  
* Chơi gia đình đi du lịch, đi siêu thị mua sắm…

 

- Biết một số đặc điểm của ngôi nhà tranh và một số ngôi nhà.

- Biết chơi vơi cát và nước, tạo thành ngôi nhà

* Tìm hiểu
khám phá

*Quan sát ngôi nhà tranh (Vườn cổ tích)

*Quan sát các ngôi nhà trên đường phố

* Chơi với cát, nước: bé xây nhà 

 

- Trẻ biết ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

-Biết công việc của cô giáo


Lễ hội mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

- Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11  - Xem hình ảnh và tìm hiểu công việc hằng ngày của cô.
- Mô phỏng và đoán công việc của cô giáo.

 

2/ Làm quen với toán

-  Biết đếm đến 2. Nhận biết số 2

 

 

- Đếm đến 2, nhận biết số 2

 

 

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2. Nhận biết số 2

* Chơi theo yêu cầu: Chạy về đúng nhà. Bắt vịt…

 

- Nhận biết  một và nhiều

- Nhận biết 1 và nhiều

 

- Dạy trẻ nhận biết  một và nhiều

- Phân chia đồ dùng cho các thành viên (1-1)

 

III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

- Biết tên, công việc của những người thân trong gia đình

- Biết tên của cô giáo ở lớp tên một số cô giáo mà trẻ biết
- Biết gọi tên và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình


- Hiểu các từ chỉ tên gọi người thân, cô giáo, tên gọi  đồ vật

- Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì?


- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản

 

- Trò chuyện với trẻ về tên gọi, công việc của những người trong gia đình, địa chỉ gia đình. - Chơi: Hãy kể về gia đình bé

- Kể tên các cô giáo mà trẻ biết
- Trò chuyện về công việc của cô giáo
-Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng trong gia đình, chất liệu, công dụng của nhũng đồ dùng đó
- Giải các câu đố về đồ dùng gia đình .

 

- Nghe hiểu nội dung thơ, truyện trong chủ đề

- Thuộc 1-2 thơ, kể lại truyện đã nghe dưới sự hướng dẫn của giáo viên


- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc

- Nghe các bài hát, nghe và đọc bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè


- Kể chuyện : Lời mời đáng yêu

- Nghe kể chuyện về cô giáo,
- Thơ: Cái bát xinh xinh - Làm anh - Bàn tay cô giáo
- Nghe kể chuyện: Tích Chu –
- Đọc đồng dao: Nhớ ơn cha mẹ.

 

- Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn của mình đối với cô giáo, với những người thân trong gia đình.

- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép.

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.

 

 

- Tập trẻ một số kỹ năng giao tiếp phù hợp: chào khi có khách, chào cô khi đến lớp, biết cám ơn...




- Tập nói lời lễ phép

 

- Trẻ biết ngồi “ đọc, viết” ngay ngắn. Giữ gìn sách cẩn thận.



- Trẻ thích xem và nghe cô đọc sách ảnh sách chữ về gia đình


- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và đọc" truyện.



- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

 

- Hướng dẫn trẻ biết cách ngồi “ đọc, viết” ngay ngắn, cách cầm sách, mở sách đúng chiều;

- Xem tranh hình ảnh về gia đình

- Nghe cô đọc sách về gia đình
- GD giữ gìn sách cẩn thận

 

IV/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1/ Âm nhạc

- Thuộc và hát đúng giai điệu, lời ca một số bài hát trong chủ điểm

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.

 

- Hát: Cả nhà thương nhau - Cháu yêu bà – Chiếc khăn tay - Nhà của tôi - Cô và mẹ, bàn tay cô giáo

 

- Biết chú ý lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe hát.

 

- Nghe các bài hát, bản nhạc thiếu nhi, dân ca phù hợp chủ điểm.

- Nghe hát : Ba ngọn nến lung linh, Bố là tất cả, cô giáo, Cho con, Chỉ có một tên đời, Thiên Đàng búp bê, Cô giáo miền xuôi. Nghe một số bài hát về gia đình

 

-Trẻ biết vỗ
tay theo
phách, nhún
nhảy  heo nhịp, vận
động minh
họa nhịp nhàng
theobài hát.

- Vỗ đệm theo lời ca.

 

- Vận động :

+Vỗ tay theo phách, nhịp: Nhà của tôi, cả nhà thương nhau,
+ Vận động múa minh họa : Múa cho mẹ xem

 

- Trẻ nhận ra được âm thanh của trống, đàn, Xắc xô, gõ.
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và tham gia trò chơi đúng luật

- Nhận ra âm thanh của các bộ gõ, đồ dùng

- TCÂN: Ai đang hát, Ai nhanh nhất.

 

2/ Tạo hình

 

 

 

- Củng cố cách cầm bút, tô màu, dán,

- Biết vẽ nét thẳng, nét nghiêng, nét tròn.
- Làm quen với đất nặn
-Biết sử
dụng 
nguyên vật
 liệu để tạo ra sản
phẩm đơn giản theo sự hướng dẫn của cô


- Sử dụng kỹ năng vẽ, nặn, xếp hình, dán, cắt để tạo ra sản phẩm đơn giản

- Tập vẽ các nét thẳng

- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.

 

 

- Thực hành cách cầm bút đúng tư thế, tập tô màu, di màu trên giấy - Dán ngôi nhà

- Trang trí khung ảnh gia đình, Tô màu gia đình của bé, cô giáo, đồ dùng trong gia đình.

- Hướng dẫn trẻ làm thiệp tặng cô ngày 20-11

- Vẽ khuôn mặt người thân, cô giáo…
- Làm mặt người từ lá cây, len.

 

V/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

- Biết 1 số trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt

- Nhận biết 1 số trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt

- Chơi: chọn mặt vui buồn, tức giận, sợ hãi

 

- Biết làm được một số việc đơn giản giúp bố mẹ

- Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi vào nơi qui định


- Một số qui định gia đình (để ĐDĐC đúng chỗ)

 

- Chơi: nấu ăn, cho búp bê ăn, tắm cho búp bê, chải cột tóc, đi chợ, bán hàng, Cô giáo, Chơi gia đình.

-T/chuyện: Đồ dùng này ở đâu?
- Hướng dẫn cháu sắp xếp góc chơi

 

- Biết thể hiện tình cảm phù hợp trong các tình huống giao tiếp.






-Biết yêu thương tôn trọng những người thân trong gia đình.
- Biết thể hiện tình cảm với cô giáo

- Cử chỉ lễ phép (chào hỏi, cám ơn)






- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em

- Tập cho trẻ một số hành vi lễ giáo: Chào khi gặp người lớn; cầm bằng 2 tay khi nhận hoặc đưa vật gì cho người lớn… Tập nói lời lễ phép.

-Tập cho trẻ nói lời tình cảm với ba mẹ, ông bà, cô giáo.

-Tập cho trẻ nói những câu chúc mừng cô ngày 20-11. Thăm các cô giáo đã dạy bé học

 

 

Giáo viên lập kế hoạch: Trần Thị Khánh Loan  

  Ngày đăng tin: 10/10/2013 
  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn - Nha Trang
Tel: (058)3.523.875 / 3.527.247
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnhsen-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT