TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Không cho trẻ lại gần hoặc động chạm vào các vật sắc nhọn như : dao , kéo, cuốc, xẻng, … vì các vật dụng này có thể làm trẻ bị đứt tay , đứt chân,….khi tò mò , nghịch ngợm mà không có sự giám sát của người lớn
Để phòng tránh tai nạn , tất cả các vật dụng nhọn, sắc cần được cất đúng nơi qui định , xa tầm tay với và khu vực chơi của trẻ
Nếu bị các vật sắc nhọn, gây thương tích cần nhanh chóng sơ cứu ( rửa bằng nước muối loảng hoặc cồn , băng bằng gạc sạch )
Trường hợp nặng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời
CẢNH BÁO VỀ VA ĐẬP, VẬT NẶNG ĐÈ
Trẻ thượng tò mò thích khám phá , với lấy vật trên cao xuống .Do vậy , rất dễ xảy ra tai nạn do bị va đập, vật nặng đè .Để phòng tránh tai nạn cho trẻ , người lớn cần sắp xếp đồ dùng trong gia đình hợp lý , đặc biệt là các loại chai lọ , vật dụng nặng ….. Hãy giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi với đồ trên cao để trẻ biết cách phòng tránh .
CẢNH BÁO VỀ ĐỘ CAO
Hiện nay, tai nạn do ngã rơi từ trên cao xuống chiếm tỉ lệ cao nhất về tai nạn đối với trẻ dưới 15 tuổi . Do vậy tuyệt đối không cho trẻ leo trèo, đu , nhảy , xô ddayrr từ trên cao xuống , cầu thang , cửa sổ, ban công ,…cần có chấn song đảm bảo an toàn . Với trẻ nhỏ , phải luôn có người chăm sóc khi ăn , khi ngủ , khi chơi , với trẻ lớn , hãy hướng dẫn các kỷ năng phòng tránh khi đi vào những nơi dễ ngã như : cầu thang, ban công, sân thượng… nên tìm hiểu kiến thức sơ cấp cứu khi trẻ bị ngã để biết cách xử lý kịp thời.
CẢNH BÁO VỀ LỬA
Để phòng tránh các tai nạn do cháy nổ, tuyệt đối không cho trẻ chơi diêm, nến , không nghịch lửa, đốt pháo , thả đèn trời…những vật này rất nguy hiểm, song lại có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ , do vậy, cần để những vật đó xa tầm tay và khu vực trẻ vui chơi. Khi trẻ bị bỏng, bị thương do cháy , nổ, cần nhanh chóng nhúng phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh , phủ một lớp gạc sạch và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
CẢNH BÁO VỀ ĐIỆN
Trẻ rất hiếu động, tò mò và hay bắt chước người lớn làm mọi việc. vì vậy , đã có nhiều trường hợp trẻ bị điện giật do bật đèn , cắm quạt , đút ngón thay hoặc vật nhọn vào ổ điện … Để phòng tránh tai nạn do điện giật , các ổ cắm điện phải có nắp đậy hoặc được thiết kế trên cao, xa tầm tay với của trẻ , thường xuyên kiểm tra dây điện để đảm bảo không hở điện
Bạn cũng nên giúp trẻ hiểu không được chơi gần ổ cắm điện , các vật dụng có sử dụng điện và không tự ý sử dụng điện.
Ngày đăng tin: 19/12/2013
|