* Hoạt động1: Đọc thơ “Mưa rơi”
- Thu hút: Cô cháu đi dạo chơi .Sau đó xuất hiện âm thanh tiếng mưa và đố trẻ xem đó là âm thanh gì ? ( tiếng mưa).
- Trời mưa mình chạy vào nhà trú mưa.Cô trò chuyên với trẻ về mưa và giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả (Mưa rơi - Trương Thị Minh Huệ)
- Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe cả bài thơ .Cô đọc diễn thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu 2/2 của bài thơ. Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Cô cho trẻ nghe bài thơ lần 2 + powpoint minh họa bài thơ
- Cô giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về mưa, mưa rơi đều đều, cho xanh cây lúa, cho mát cánh đồng, cho cây cối đâm chồi nẩy lộc.
- Đàm thoại
+ Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
+ Trong bài thơ mưa rơi tác giả miêu tả mưa rơi như thế nào?
+ Mưa cho cây lúa như thế nào?
+ Nhờ có mưa mà cánh đồng, cây cối, hoa lá ra sao?
- Trẻ nghe cô khái quát lại bài thơ: Nhờ có mưa mà cây lúa xanh tươi, mưa cho mát cánh đồng, cho cây cối đâm chồi nẩy lộc.
- Cả lớp đọc từng câu theo cô cả bài thơ 2 lần. Cô chú ý sửa sai những từ trẻ đọc chưa rõ.
- Cả lớp đọc cùng cô cả bài 3 lần, chú ý nhắc trẻ đọc chậm, thể hiện được nhịp điệu của bài thơ, kết hợp động tác minh họa
+ Luyện đọc các từ: “ Rơi, giọt “ ‘ đâm chồi nẩy lộc”
- Trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. Khuyến khích trẻ làm động tác theo cô
- Cô động viên và khuyến khích trẻ kịp thời.
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa. Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
* Hoạt động 2 : Vận động bài : Cho tôi đi làm mưa với
- Mở nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, khuyến khích trẻ vận động cùng cô 2-3 lần
- Cô động viên trẻ hát theo và nhún nhảy làm vài động tác theo cô
- Kết thúc hoạt động.
|