* Hoạt động 1: Trò chuyện: Cá sống ở đâu?
- Cô dùng câu đố về con cá đố trẻ. Trẻ tìm con cá mô hình trên tường
- Trẻ nêu đặc điểm của con cá trong bức tranh, trả lời một vài câu hỏi của cô:
+ Cá sống ở đâu? Cá bơi được là nhờ có gì? Cá ăn gì? Ngoài chú cá, trên bức tranh các con còn thấy có gì nữa? Cô rong màu gì? Vì sao các chú cá thường thích bơi bội quanh cô rong? à giới thiệu bài thơ “ Rong và cá” của Phạm Hổ
|
-Trẻ chạy tìm cá
- Trẻ nêu các đặc điểm cá theo bức tranh
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
|
* Hoạt động 2: Thơ Rong và cá
- Trẻ nghe cô đọc bài thơ “Rong và cá” diễn cảm 1 lần không tranh. Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả ( Rong và cá, tác giả Phạm Hổ)
- Lần 2: Trẻ xem video bài thơ “ Rong và cá”
- Cô giải thích nội dung bài thơ: Bài thơ này miêu tả vẻ đẹp của cô rong xanh và đàn cá nhỏ. Các chú cá rất thích bơi lội quanh cô rong xanh
- Diễn giải, trích dẫn:
+ “Có cô rong xanh…..uốn lượn”: Miêu tả vẻ đẹp của cô rong xanh.
+ “Một đàn cá nhỏ…..văn công”: Miêu tả đàn cá rất đẹp, với nhiều màu sắc, đuôi đỏ, lụa hồng, thích múa lượn bên cô rong xanh
- Giải thích các từ: Tơ nhuộm: Các sợi tơ nhuộm màu sắc,
- Văn công: biểu diễn hát, múa
- Đàm thoại:
+ Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
+ Cô rong xanh đẹp như thế nào?
+ Giữa hồ nước trong, cô rong xanh làm gì?
+ Câu thơ nào miêu tả vẻ đẹp của đàn cá?
+ Quanh cô rong đẹp, đàn cá nhỏ làm gì?
- Trẻ nghe cô hướng dẫn đọc thơ: Đọc theo nhịp 2: 2, đọc rõ lời.
- Luyện đọc tập thể 1-2 lần, luyện đọc các từ khó trong bài thơ: “rong xanh”, “tơ nhuộm”, “uốn lượn”, “lụa hồng”, “văn công” luyện đọc tập thể, cá nhân
- Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm cùng cô
- Những lần đọc sau, cô đọc từ đầu của câu, sau đọc nhỏ dần để trẻ tự đọc.
- Cả lớp đọc, cô thu âm và mở lại cho trẻ nghe
- Chia trẻ làm 2 nhóm, một nhóm đội mũ rong, một nhóm đội mũ cá, cô đưa tay nhóm nào, nhóm đó đọc.
- Kết hợp giáo dục trẻ: không vứt rác xuống hồ, biết chăm sóc và bảo vệ cá nuôi.
- Cả lớp đọc lại lần nữa, vừa đọc vừa làm rong, làm cá bơi đi chơi.
|
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ nghe thơ qua video
- Trẻ nghe cô giảng giải, trích dẫn
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Cả lớp đọc cùng cô
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc, cô thu vào máy
- Trẻ đọc thơ theo mũ đội
- Cả lớp cùng đọc, và làm rong, cá bơi đi chơi
|