KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC LỚP 3-4 TUỔI E (NH 2020 2021)
     

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC

Chủ đề: GIA ĐÌNH CỦA BÉ – NGÀY 20/11

I. DỰ KIẾN THỜI ĐIỂM CHỌN GÓC VÀ HÌNH THỨC CHỌN GÓC

1. Thời điểm chọn góc: Giờ đón trẻ cô nhắc trẻ chọn góc chơi.

2. Hình thức chọn góc: Treo thẻ tên vào góc mà trẻ chọn.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHO TRẺ VÀO GÓC

- Tập trung trẻ, cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Cả nhà thương nhau”.

- Cho trẻ nhắc lại yêu cầu khi vào góc chơi

- Cô khái quát lại yêu cầu khi trẻ vào góc chơi: Đi nhẹ nhàng về góc, không tranh giành đồ chơi của bạn, bảo vệ sản phẩm của mình, của bạn, xếp đồ chơi gọn gang sau khi chơi xong.

III. DỰ KIẾN CÁC GÓC SẼ TỔ CHỨC

- Góc xây dựng

- Góc phân vai.

- Góc tạo hình.

IV. KẾ HOẠCH CHI TIẾT

Các góc

Mục đích

       yêu cầu

Chuẩn bị

Nội dung

 phương pháp hướng dẫn

Dự kiến tình huống

Góc xây dựng

- Trẻ phối hợp các kỹ năng xếp cạnh, xếp chồng, xếp cách để tạo thành “Khu dân cư”

- Trẻ sử dụng được các nguyên vật liệu khác nhau như: gạch xây dựng, khối gỗ, hộp sữa, các cây xanh, thảm cỏ…để xây dựng “Khu dân cư”

- Trẻ sắp xếp được bố cục công trình một cách tương đối hợp lý.

- Trẻ phối hơp được với nhau để cùng tạo thành sản phẩm, biết giữ gìn sản phẩm chung của nhóm.

* Đồ dùng đồ chơi

- Gạch xây dựng, các khối gỗ, khối nhựa, hộp sữa to, nhỏ đủ loại

- Các ngôi nhà được làm từ thùng sữa, bìa cattong.

- Cây xanh, hoa cỏ, bàn ghế, xích đu…

- Bảng hiệu “Khu dân cư”.

- Xe ô tô tải.

* Bày trí:

Các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên kệ theo từng nhóm riêng biệt để trẻ đến tự lấy và chơi.

-  Dự kiến nội dung chơi:

Xây dựng “Khu dân cư”

-  Dự kiến nội dung hướng dẫn:

+ Cách  phối hợp các kỹ năng xếp cạnh, xếp chồng, xếp cách để tạo thành “Khu dân cư”

+ Cách sắp xếp bố cục các chi tiết bộ phận của công trình.

- Dự kiến phương pháp hướng dẫn:

+ Giáo viên tổ chức cho trẻ tự thỏa  thuận để đưa ra nội dung ý tưởng xây dựng, giáo viên gợi ý cho Kĩ sư trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia trong góc chơi.

+ Quan sát bao quát và theo dõi quá trình chơi của trẻ để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

+ Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên có thể cùng chơi với trẻ và gợi ý hoặc tạo tình huống có vấn đề để giúp trẻ mở rộng ý tưởng xây dựng.

 

Nếu trẻ không thực hiện được nội dung chơi,  cô có thể  gợi ý hoặc đóng một vai chơi cùng trẻ

 

Góc phân vai

- Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm chơi, thể hiện các hoạt động chơi.

 - Trẻ thể hiện được vai chơi và có khả năng giao tiếp phù hợp với vai chơi.

- Trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

* Đồ dùng đồ chơi

- Đồ chơi nấu ăn gia đình

- Các loại rau củ quả, tôm, cua cá, trứng

- Các loại bánh.

- Đồ chơi bác sĩ

 * Bày trí:

Các đồ dùng đồ chơi được bày trí trên bàn, kệ từng nhóm riêng biệt.

-      Dự kiến nội dung chơi:

+ Trẻ thể hiện các hoạt động chơi: nấu ăn, dọn bàn ăn.

+ Trẻ thể hiện các hoạt động của bác sĩ khám bệnh.

- Dự kiến nội dung hướng dẫn:

+ Cách thể hiện các hành động chơi phù hợp với vai chơi: nấu ăn, làm các món ăn, chơi bác sĩ.

+ Cách sử dụng vật thay thế phù hợp tình huống chơi.

+ Cách thiết lập mối quan hệ trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.

- Dự kiến phương pháp hướng dẫn:

+ Cô gợi ý cho trẻ phân nhóm chơi

+ Theo dõi quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động chơi, vai chơi

+ Cô có thể cùng chơi với trẻ, tạo các tình huống để mở rộng nội dung chơi cho trẻ.

 Nếu trẻ chưa thể hiện hành động phù hợp vai chơi thì cô gợi ý hoặc tạo tình huống để trẻ thể hiện phù hợp với vai chơi.

 

Góc tạo hình

- Trẻ biết tô màu, dán các hình ảnh, chấm màu nước để tạo thành những ngôi nhà và khu vườn đẹp.

- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

- Trẻ thích thú khi tạo ra các sản phẩm.

* Đồ dùng đồ chơi

- Bút màu, màu nước, tăm bông,  giấy A4, Ao giấy màu, màu nước...

-  Khăn lau tay.

- Hình các bông hoa, lá, giấy màu xé nhỏ

* Bày trí:

- Tranh vẽ giấy Ao dán trên tường.

- Các đồ dùng được bày trên kệ, trên bàn gọn gàng, ngăn nắp để trẻ đến tự lấy và chơi.

-     Dự kiến nội dung chơi:

+ Tô màu tranh vẽ các ngôi nhà.

+ Dán trang trí vườn hoa, vườn rau, cây xanh quanh nhà.

+ Chấm màu mái ngói, cánh hoa từ màu nước.

- Dự kiến nội dung hướng dẫn:

+ Cách sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp với nội dung các bức tranh.

+ Cách chọn màu sắc, bày trí bố cục hợp lý để tạo thành sản phẩm đẹp.

- Dự kiến Phương pháp hướng dẫn:

+ Giáo viên đến góc chơi, giới thiệu nguyên vật liệu tạo hình mà mình đã chuẩn bị sẵn để trẻ tự do lựa chọn theo ý thích.

+ Giáo viên định hướng nội dung tạo hình và cho trẻ tự thực hiện.

+ Trong quá trình trẻ chơi tạo hình cô quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, theo dõi để xử lý kịp thời những tình huống xảy ra.

Nếu

trẻ

chưa biết cách sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp,

cô hướng

dẫn

cho

trẻ.






























































































V. KẾT THÚC

- Cô đến từng góc chơi nhận xét cách chơi, vai chơi, thái độ của từng trẻ và các trẻ trong nhóm chơi, sản phẩm của trẻ. Cô nhận xét tuyên dương các trẻ chơi tốt. Nhắc nhở những thiếu sót (nếu có) để các buổi sau chơi tốt hơn.

- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, đúng chổ quy định.

- Sau khi trẻ thu dọn xong, cô nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ.

 
Người viết tin: Ngô Thị Thúy Vân 































































  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON LỘC THỌ 2
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Tel: 0258.3523875
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnltho2-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT