TÁC HẠI CỦA THỪA CÂN BÉO PHÌ

 TUYÊN TRUYỀN    

TÁC HẠI CỦA THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ ĐỐI VỚI TRẺ

  Tình trạng thừa cân và béo phì đã và đang trở thành 1 nguy cơ của sức khỏe, nhất là ở trẻ em. Béo phì là một trong “Tứ chứng nan y” của loài người (AIDS, Ung thư, Béo phì, Ma túy)
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh xương khớp…Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ đi lại chậm chạp hơn, thường bị bạn bè cùng lứa chế giễu, làm cho trẻ béo phì ngại tiếp xúc hơn và hay chơi 1 mình. Mặt khác, với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ xương khớp nhất là khớp gối, vùng thắt lưng hoặc có thể làm khớp biến dạng khiến chân trẻ có hình chữ O chữ X.


       Để phòng và điều trị thừa cân, béo phì ta cần phải dùng các biện pháp sau:

   - Chế độ ăn giảm calo: lượng calo cung cấp giảm từ 20 – 25% so với nhu cầu của trẻ, hạn chế các loại đường hấp thu nhanh và dầu mỡ, cung cấp đủ đạm và canxi cho trẻ. Chú ý cho trẻ giảm từ từ. Đặc biệt trong những dịp lễ tết không nên để trẻ ăn bánh kẹo và uống nước ngọt quá nhiều. Tuyệt dối không bỏ trẻ đói.

   - Tăng cường cho trẻ hoạt động thể lực: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp của trẻ khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu, giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương trong khi vận động. nên cho trẻ luyện tập, vận động tối thiểu 30 phút/ ngày. Những hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, nhảy múa, đá bóng… và những hoạt động tự phục vụ, giúp đỡ người lớn vừa sức nên được khuyến khích.

Thừa cân, béo phì là nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy giáo viên kết hợp với phụ huynh để đề ra chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp nhằm hạn chế mức độ tăng cân của trẻ:

1. Chế độ ăn uống:

- Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo không đặt vấn đề giảm cân, chỉ chú trọng giảm tốc độ tăng cân

- Giảm tinh bột: ăn nhiều rau củ, quả; bớt lượng cơm trong bữa ăn hàng ngày.

- Hạn chế ăn bánh, kẹo, nước uống có ga.

- Cho trẻ uống sữa không béo, sữa lạt.

- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chiên, rán có nhiều dầu, mỡ.

- Chú trọng bữa ăn sáng, hạn chế bữa ăn tối

2. Tập luyện:

- Xem ti vi < 1 giờ/ ngày, hạn chế ngồi lâu 1 chỗ.

- Hướng dẫn trẻ tự vận động.

     - Cho trẻ tập luyện theo hướng dẫn của cô thông qua các hoạt động rèn luyện thể chất.

       * Để biết 1 người có nguy cơ bị béo phì, thừa cân hay không thì chúng ta sẽ tính chỉ số BMI như sau:

             Cân nặng(Kg)                      

BMI=                                          

           {Chiều cao (Cm)}2         

 

Ø     Nếu BMI > 23  : là thừa cân

Ø     Nếu BMI > 25  : là béo phì.

Ø     Nếu BMI <18,5: là Suy dinh dưỡng

      Vì vậy, chúng ta cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh để phòng chống béo phì cho trẻ.

                                                       Ngày đăng tin: 25/09/2013

  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn - Nha Trang
Tel: (058)3.523.875 / 3.527.247
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnhsen-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT