KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG SỐNG (Ứng dụng giáo dục Steam quy trình 5E)
   

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN

 


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG SỐNG

(Ứng dụng giáo dục Steam quy trình 5E)




                

-         Lĩnh vực phát triển thể chất

-         Chủ đề: Gia đình

-         Hoạt động: Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

-         Lớp: 5- 6 tuổi B

-         Thời gian: 30-35 phút

-         Ngày dạy: 15/11/2023

-         Giáo viên: Trương Cẩm Phương



          













I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nêu được một số nguyên nhân gây ra cháy; hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra cháy và cách phòng chống cháy nổ (S)

 - Trẻ nêu được các tình huống cần gọi trợ giúp bằng các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115 (M) và nhận biết các biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm; (S)

 - Trẻ biết được một số kỹ năng tự thoát hiểm trong các tình huống khẩn cấp khi xảy ra cháy.(E)

2. Kỹ năng:

- Trẻ quan sát, trả lời câu hỏi: nguyên nhân, hậu quả cháy nổ (S)

- Trẻ thực hiện được một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: bình tĩnh, kêu cứu, gọi trợ giúp; nghe theo hướng dẫn của người lớn, bò men theo tường; lăn người dập lửa, dùng khăn ướt che miệng mũi tránh ngạt khói, không dùng thang máy và đi theothang bộ.(E)

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ không nghịch các đồ dùng, vật dụng dễ gây ra cháy như: bếp ga, bật lửa, ổ điện, sạc điện thoại, pin dự phòng…

- Trẻ bình tĩnh tìm cách ứng phó tình huống khi có cháy.

II. CHUẨN BỊ

1.     Đồ dùng của cô:

- 3 bảng 113, 114, 115


- Tiếng còi xe cứu hỏa; chuông báo cháy, nhạc bài “Ram, Ram, ram”

- Clip đám cháy, video các kĩ năng thoát khỏi đám cháy.


2. Đồ dùng của trẻ:

- Giá phơi khăn mặt ẩm đủ số lượng của trẻ.

- Thẻ hình cảnh sát cơ động; bác sĩ cứu thương, lính cứu hỏa và 3 bảng khảo sát khổ A5;


3. Môi trường hoạt động:

Lớp học có gắn một số biển báo chỉ dẫn lối thoát hiểm, rộng rãi, trang trí theo bài dạy.


         

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

HĐ của trẻ

* Hoạt động 1: Thu hút

- Trẻ và cô cùng nhảy điệu “Ram, ram, ram”, chạy đi lấy thẻ quan sát các thẻ hình và trả lời;

+ Thẻ có hình ảnh ai? (Bác sĩ, lính cứu hỏa, cảnh sát cơ động)

+ Khi nào mới được gọi 113/ 114 /115?

 - Tạo tình huống trẻ cần đội cứu hộ trẻ có thẻ hình phù hợp chạy nhanh vào ô có số điện thoại khẩn cấp tương ứng.

Ví dụ: Alo!alo! Tại địa điểm sân vận động có đánh nhau; Alo! Alo! Trên đường đèo có tai nạn giao thông nhiều người bị thương; Alo! Alo! Tại chợ Đầm có xảy ra cháy;…

+ Cần đội cứu thương: trẻ cầm hình bác sĩ chạy vào số 115.

+ Cần đội cứu hỏa: trẻ cầm hình lính cứu hỏa chạy vào số 114

+ Cần đội 113: trẻ cầm hình cảnh sát cơ động chạy vào số 113

- Tổ chức trẻ chơi 2-3 lần và đổi thẻ sau mỗi lần chơi.

- Trẻ chơi cùng cô.

* Hoạt động 2: Khám phá

- Trẻ xem clip đám cháy

- Đàm thoại với trẻ:

+ Sau khi xem clip đám cháy con có cảm xúc như thế nào?

+ Vậy cái gì gây ra những đám cháy đó? (bếp ga, bình ga, bật lửa, xăng dầu, hộp quẹt, pin dự phòng, sạc điện thoại…)

+ Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ mà các con biết? (sạc điện thoại qua đêm, nấu ăn không tắt bếp, nghịch lửa và hộp quẹt, nghịch xăng, dầu lửa là chất lỏng rất dễ cháy...)

+ Làm thế nào cháu nhận diện được có cháy? (ngửi mùi khét, thấy khói và lửa bốc lên )

+ Nếu có hỏa hoạn xảy ra thì hậu quả của nó như thế nào?

→ Giáo dục: Hỏa hoạn là những đám cháy không thể kiểm soát được, thường xảy ra do sơ ý của con người và để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì thế, các con còn nhỏ không tự ý nghịch những đồ dùng, vật dụng dễ cháy sẽ gây ra cháy nổ nguy hiểm đến tính mạng.

+ Nếu có đám cháy xảy ra thì con sẽ thực hiện những kỹ năng thoát hiểm nào?

- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ và hỏi trẻ về nội dung các kỹ năng trong hình (Bình tĩnh - Gọi 114; tìm lối thoát hiểm; bịt khăn mũi miệng hạ thấp người; đi bằng cầu thang bộ; nằm xuống lăn, đi thang máy, tự lấy nước dập lửa)

- Trẻ về nhóm thảo luận và dán hình ảnh trên bảng của nhóm.

- Trẻ xem video.

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ về 3 nhóm và tự thảo luận cùng nhau về các kĩ năng thoát hiểm khỏi đám cháy.

*Hoạt động 3: Giải thích

- Cô mời đại diện của nhóm lên chia sẻ cách thoát hiểm khi có cháy.

- Cô dẫn dắt tình huống để trẻ của từng nhóm thực hành.

- Trẻ giải thích, chia sẻ.

*Hoạt động 4: Áp dụng cụ thể

- Cô mở chuông báo cháy để tạo đám cháy giả định.

- Từng nhóm trẻ thực hành các kĩ năng thoát hiểm mà mình đã chọn.

- Trẻ lắng nghe tiếng còi và bĩnh tĩnh làm theo các bước của nhóm.

*  Hoạt động 5: Đánh giá

- Trẻ thực hành xong cô gợi ý để trẻ nhận xét cách làm của nhóm mình, nhóm bạn

+ Cô gợi ý: Các con vừa thực hiện các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. Vậy theo các con nhóm nào có cách thoát khỏi đám cháy an toàn và hiệu quả nhất?

+ Cô cho trẻ xem video các kĩ năng cơ bản thoát hiểm khỏi đám cháy và dặn dò trẻ phải giữ được bình tĩnh để áp dụng các kỹ năng vừa học khi có cháy xảy ra./.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời


Người viết: Trương Cẩm Phương










  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn - Nha Trang
Tel: (058)3.523.875 / 3.527.247
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnhsen-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT