KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG" BÉ PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT"- LỚP 5-6 TUỔI C
   

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được những việc không được làm để tránh bị điện giật: tay ướt sờ vào ổ điện, không sử dụng điện thoại khi đang sạc, không dùng vật kim loại cắm vào ổ điện…, tác hại của điện giật (S)

 - Trẻ biết cách xử lý khi thấy người bị điện giật, nêu được các tình huống cần gọi trợ giúp bằng các số điện thoại cho người thân, gọi  khẩn cấp 115 (M)

2. Kỹ năng:

- Trẻ quan sát, trả lời câu hỏi: nguyên nhân, hậu quả điện giật (S)

- Trẻ thực hiện được một số kỹ năng sử lý tình huống khi có người bị giật điện

- Rèn cho trẻ kĩ năng phòng tránh bị điện giật, (E)

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, có ý thức phòng tránh nguy hiểm điện.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô: Video sử dụng thiết bị điện không an toàn, video cắm điện khi tay ướt

2. Đồ dùng của trẻ: Tranh một số tình huống giật điện, một số số đồ dùng: que nhựa, que kim loại, công tắc điện, ổ điện, điện thoại, cục sạc...

3. Môi trường hoạt động: Sạch sẽ, đảm bảo an toàn

3. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của GV

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động1: Thu hút

- Cho trẻ quan sát các thiết bị điện trong gia đình như: quạt điện, bàn là nồi cơm điện, máy sấy tóc, ấm siêu tốc, ti vi....

+ Các thiết điện chạy bằng gì?

- Xem video sử dụng các thiết bị điện không an toàn

+ Điện có nguy hiểm không? Vì sao?

* Hoạt động 2: Khám phá

+  Theo các con chúng mình có nên tự cắm điện các thiết bị điện để sử dụng không? Vì sao?

- Cho trẻ xem video (sờ vào ổ điện khi tay đang bị ướt)

+ Trong đoạn video nói về điều gì?

+ Vì sao bạn bị điện giật?

+ Con có suy nghĩ gì về hành động của bạn nhỏ trong video?

+ Theo các con điện giật thì cơ thể sẽ như thế nào?

- Cô khái quát: Khi bị điện giật nếu nhẹ thì sẽ bị tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng, nếu bị nặng sẽ bị bỏng, hôn mê sâu và có thể sẽ bị tử vong.

- Vậy để phong tránh điện giật con cần ghi nhớ điều gì?

* Hoạt động 3: Giải thích

- Cô chia lớp 4 nhóm : Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tranh tình huống nguy hiểm điện, điện giật Các nhóm sẽ thảo luận và đưa ra cách giải quyết tình huống trong tranh đã chọn.

+ Tranh 1: Người bị điện giật có dây điện trên người.

+ Tranh 2: Em bé đang nghịch dây điện, thò tay vào ổ điện.

+ Tranh 3: Tự cắm đay điện, vừa sạc điện vừa xem điện thoại.

+ Tranh 4: Bé dùng vật kim loại cắm vào ổ điện, sử dụng thiết bị điện

* Hoạt động 4: Áp dụng cụ thể

- Trẻ phân vai và lên diễn lại tình huống đó

- Các tổ sẽ trình bày bức tranh tình huống của đội mình và cách giải quyết tình huống đó.

- Cô khái quát, giáo dục trẻ khi sử dụng những thiết bị liên quan đến điện phải nhờ bố mẹ hoặc người lớn giúp đỡ, khi nhìn thấy người bị điện giật cần nhanh chóng kêu cứu nhờ người lớn giúp đỡ, dùng cành cây gỗ, nhựa tách dây điện ra khỏi người bị điện giật, gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện cứu chữa.

- Cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét và tuyên dương trẻ.

* Hoạt động 5: Đánh giá

-  Sau khi các nhóm diễn lại các tình huống. Đại diện nhóm đó sẽ đứng lên chia sẻ cách xử lý tình huống của nhóm mình.

- Cô khái quát lại kỹ năng phòng tránh giật điện của trẻ

- Cô nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ quan sát cùng cô

- Trẻ trả lời câu hỏi

- Trẻ xem video

- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Trẻ xem video sờ vào ổ điện khi tay đang bị ướt

- Trẻ trả lời câu hỏi

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chia nhóm và thực hiện theo yêu cầu của cô

- Trẻ phân và lên tái hiện lại tình huống

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

- Đại diện trẻ lên chia sẻ cách xử lý tình huống

- Trẻ chú ý lắng nghe


Một số hình ảnh của hoạt động:









Người viết: Nguyễn Thị Thu Hằng


  
 Chăm sóc - Nuôi dưỡng
  
 Thư viện ảnh
  
 Liên kết website


  
 Lượt truy cập
  
TRƯỜNG MẦM NON LỘC THỌ 2
Địa chỉ: 03 Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Tel: 0258.3523875
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Hồng My - Hiệu trưởng
Quản trị website: 

Email: mnhsen.nt@khanhhoa.edu.vn
Website: mnltho2-nt.khanhhoa.edu.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang  Thiết kế bởi CenIT