* Thu hút:
- Trẻ hát và vận động bài hát “Mẹ đi vắng”
- Thế các con có bao giờ phải ở nhà một mình vì ba mẹ đi vắng chưa?
- Khi ở nhà một mình các con thường làm gì?/ thường chơi những trò chơi gì?
- Cô mời các con cùng đón xem một Video có tựa đề “Hai anh em" và xem thử khi bố mẹ đi vắng hai anh em nọ đã làm gì?
* Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về các đồ dùng gây nguy hiểm
- Các con vừa xem xong video gì? Trong video có những ai?
+ Người em đang làm gì?
+ Con có nhận xét gì về hành động của người em? ( người em cầm dao chơi)
+ Dao có đặc điểm gì ( dao có thân dao và cán dao, dao có lưỡi sắc nhọn)
+ Dao dùng để làm gì ( dùng để cắt nhỏ các thứ cần thiết)
+ Các con còn nhỏ có nên cầm dao như người em trong video không? Vì sao?
+ Vậy dao là vật dụng gì? ( Vật dụng nguy hiểm)
-Cô khái quát, củng cố đồng thời giáo dục trẻ: Dao là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, dùng đề cắt nhỏ các thứ cần thiết nhưng đó cũng là một vật dụng nguy hiểm vì nó là vật dụng sắc bén nếu sơ ý dễ làm đứt tay chảy máu. Vì vậy đối với những vật dụng nguy hiểm thì các con còn nhỏ không được sử dụng.
Ngoài dao thì trong gia đình chúng ta còn có vật dụng nào được cho là nguy hiểm nữa?
-Cô khái quát lại kinh nghiệm của trẻ và xuất hiện ổ cắm điện + Đây là gì? (ổ cắm điện)
+ Nó có đặc điểm gì? (có nhiều lỗ cắm)
+ Ổ cắm điện dùng để làm gì ( dùng để kết nối nguồn điện )
+ Ổ cắm điện là vật dụng như thế nào? ( Vật dụng nguy hiểm)
+ Vì sao nó nguy hiểm?
-Cô khái quát lại kiến thức đồng thời giáo dục trẻ:
Trong mỗi gia đình có rất nhiều ổ cắm điện, bên trong ổ cắm có dòng điện nếu không cẩn thận sẽ bị điện giật có thể ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy ổ cắm điện là vật dụng nguy hiểm các con còn nhỏ thì không nên sử dụng.
- Ngoài ổ cắm điện, dao là những vật nguy hiểm các con còn biết đồ dùng nào gây nguy hiểm nữa không? (Ấm đun nước, Kéo, bật lửa)
|